Sao chổi bí ẩn sắp gây ra một cơn bão sao băng ‘kỳ lân’ vô cùng hiếm gặp


Thứ 4, 20/11/2019 | 14:20


Cùng sự kiện

Hai nhà khoa học thiên thạch Peter Jenniskens và Esko Lyytinen đã chia sẻ dự đoán của họ về trận mưa sao băng khổng lồ Monocertoid sắp diễn ra vào ngày 21 hoặc 22/11.

Hai nhà khoa học thiên thạch Peter Jenniskens và Esko Lyytinen đã chia sẻ dự đoán của họ về trận mưa sao băng khổng lồ Monocertoid sắp diễn ra vào ngày 21 hoặc 22/11.

Bão sao băng "kỳ lân" sắp xuất hiện. Ảnh: CNN

Tuỳ vào vị trí, mưa sao băng sẽ xuất hiện vào các thời điểm khác nhau. Theo ước tính, sự kiện vô cùng hiếm gặp này có thể bao gồm tới 400 sao băng.

Thời gian chính xác của trận mưa sao băng là 4h50 phút (giờ quốc tế) ngày 21 hoặc 22/11, và nó có thể sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Khoảng thời gian đẹp nhất sẽ kéo dài trong khoảng 15 phút. Độ sáng của Mặt trăng có thể sẽ không gây ảnh hưởng nhiều vì nó sẽ yếu dần.

Những quan điểm tốt nhất để ngắm mưa sao băng lần này sẽ là ở Nam Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Tây Âu và Tây Bắc châu Phi. Điểm rạng rỡ nhất của các thiên thạch là ở Monoceros, chòm sao Kỳ lân, gần Orion the Hunter.

Vậy tại sao sự kiện này lại được chú ý đến như vậy? Mưa sao băng alpha Monocertoid thường xảy ra mỗi năm vào khoảng ngày 21 – 23/11, nhưng trong một trận mưa bình thường, nó chỉ tạo ra một vài thiên thạch mỗi đêm. Trong lịch sử, chỉ có một vài lần mưa sao băng Monocertoid rơi thực sự ngoạn mục, là vào năm 1925, 1935, 1985 và 1995, theo Hiệp hội Khí tượng Mỹ.

Các cơn mưa sao băng xuất phát từ vệt bụi của một sao chổi không xác định, các nhà khoa học thiên thạch cho biết. Và đôi khi, các thiên thạch chỉ giao nhau với quỹ đạo Trái đất, đó là điều khiến cho những trận mưa sao băng lớn rất hiếm khi xảy ra. Trong đợt bùng nổ năm 1995, tốc độ hàng giờ của các thiên thạch là khoảng 400. Nếu dự đoán là chính xác và điều đó xảy ra một lần nữa, chúng ta có thể thấy 7 thiên thạch xuất hiện trên bầu trời mỗi phút.

Các nhà khoa học đề nghị mọi người muốn quan sát mưa sao băng hãy sẵn sàng vào khoảng 1 giờ trước khi thời điểm thực sự diễn ra. Một nơi cách xa thành phố ồn ào, đông đúc có thể sẽ lý tưởng hơn. Bạn thậm chí không cần ống nhòm hoặc kính thiên văn để theo dõi, vì mưa sao băng rất rực rỡ, sáng chói.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sao-choi-bi-an-sap-gay-ra-mot-con-bao-sao-bang-ky-lan-vo-cung-hiem-gap-a301608.html