+Aa-
    Zalo

    Sập hầm Đạ Dâng: Nước trong hầm dâng 1m, huy động cứu hộ TP.HCM

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Công tác cứu hộ đang chạy đua với thời gian, nước trong hầm hiện đã dâng cao hơn 1m. Cơ quan chức đang đã huy động lực lượng cứu hộ TP.HCM vào hiện trường.

    (ĐSPL) - Công tác cứu hộ đang chạy đua với thời gian, nước trong hầm hiện đã dâng cao hơn 1m. Cơ quan chức đang đã huy động lực lượng cứu hộ TP.HCM vào hiện trường.
    Khoảng 14h ngày 17/12, một nhóm gồm 10 công nhân có nhiều kinh nghiệm nhất từ mỏ than Quảng Ninh với đầy đủ dụng cụ cần thiết đã tiến vào hầm.

    Lực lượng công nhân từ Quảng Ninh vào Lâm Đồng tham gia công tác cứu hộ. (Ảnh: Dân trí).

    Trực tiếp chứng kiến cảnh cứu hộ, cách thức tiếp cận khu vực các công nhân bị mắc kẹt trong hầm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng lưu ý, hiện tại không lo nạn nhân đói, thiếu không khí mà phải lo chuyện thoát nước, chống lạnh bởi hiện mức nước trong hầm đã dâng cao 1m. Bộ trưởng Xây dựng đề nghị khoan nhiều hướng khác nhau để nhanh chóng bơm, hút được nước.

    Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết đã đình chỉ thi công đối với công trình hầm thủy điện Đạ Dâng. "Đến khi nào Bộ Công thương và Xây dựng đồng ý mới được làm trở lại".

    Bộ trưởng Xây dựng và Bộ trưởng Công thương trực tiếp chỉ đạo phương án cứu hộ. (Ảnh: Dân trí).

    Theo thông tin tại hiện trường, nước trong hầm đã dâng cao hơn 1m. Trước tình trạng này, Bộ trưởng Xây dựng và Bộ trưởng Công thương chỉ đạo, công tác khoan thoát nước cần đặt lên hàng đầu. Hai Bộ trưởng yêu cầu khoan khẩn trương lỗ thoát nước xuyên qua khối đất đá sập để tiêu nước trong hầm ra ngoài; Khẩn trương gia công bộ khung (hình chữ A hoặc chữ nhật kích thước 1 - 1,5 m), tiến hành đào moi lỗ thoát nạn, đào đến đâu chèn ngay khung đỡ đến đó, cố gắng trong vòng 20 giờ đào thông được hầm thoát nạn để cứu công nhân ra.
    Đến khoảng 15h, nhóm chuyên gia hầm mỏ của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đang phối hợp với lực lượng công binh đào hầm, một mũi khác đã khoan từ mặt sau của hầm tới.

    Liên lạc với các công nhân bị mắc kẹt thông qua đường ống thông hơi được khoan xuyên qua lớp đất đá. (Ảnh: TTXVN).

    Sau khi tham gia cứu hộ trong hầm ra ngoài, anh Phạm Văn Hạ (thuộc Trung tâm Cấp cứu mỏ Vinacomin), để tránh tái diễn sập, sụt, các anh thực hiện việc đào hoàn toàn thủ công bằng các dụng cụ chuyên dụng. Anh Hạ cho biết trong hầm rất lạnh nên các anh sẽ làm việc thay ca.
    Tại hiện trường, cơ quan chức năng điều thêm một xe cứu hộ được điều động vào trong hầm, trên xe có lực lượng cứu hộ, y bác sĩ với nhiều trang thiết bị y tế..

    Một xe cứu hộ được điều thêm vào hầm. (Ảnh: Dân trí).

    Được biết, một xe chở 45 cán bộ chiến sĩ cùng một xe khác chở phương tiện tác chiến và một máy khoan công suất lớn từ TP HCM đã lên đường đến tỉnh Lâm Đồng tham gia cứu hộ 12 người mắc kẹt trong hầm thủy điện bị sập. Đoàn do thượng tá Nguyễn Thanh Hưởng - Phó giám đốc làm chỉ huy trưởng.
    Ngoài ra, một nhóm bác sĩ của bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã lên đường đến Lâm Đồng sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu các nạn nhân.
    "Hiện, 12 bình oxy đã được chuẩn bị để đảm bảo mỗi nạn nhân sẽ có một bình dưỡng khí, 6 xe cứu thương để 2 người một xe, thuốc men đầy đủ. Nhóm bác sĩ chuyên ngành để đảm bảo việc sơ cứu hội chứng vùi lấp, choáng, ngộp, ngạt có thể xảy ra", TS Nguyễn Thị Bạch Yến, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế.
    Tại hiện trường vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Kim Tiến cũng đã có mặt để chỉ đạo công tác cấp cứu, cung cấp trang thiết bị y tế cho các nạn nhân và lực lượng cứu hộ.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có mặt tại hiện trường. (Ảnh: Dân trí).

    Trao đổi tại hiện trường, nữ Bộ trưởng chỉ đạo 3 việc không thể lơ là: một là bơm thêm khí ôxy vào khu vực sập hầm; hai là luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các nạn nhân, đặc biệt là sữa, nước đường để tránh cho các nạn nhân bị tụt đường huyết; ba là luôn sẵn sàng túc trực các xe cứu thương cùng trang thiết bị y tế, sẵn sàng công tác hồi sức, cấp cứu ngay khi các nạn nhân được đưa ra ngoài.
    Là người trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ tại thời điểm này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, các lực lượng có mặt đang nghiên cứu địa hình để đưa thiết bị, máy móc phục vụ phương án khoan nhồi từ đỉnh đồi. Tuy nhiên, đây sẽ là phương án sau cùng được tính triển khai nếu các phương án khác không hiệu quả.
    Giải pháp chủ yếu, cấp bách nhất triển khai lúc này vẫn là tích cực khoan để thoát nước từ cả 2 hướng – thượng lưu và hạ lưu. Song song với đó, lực lượng công binh cũng tiến hành đào hầm cứu nạn.
    Ông Hùng trấn an, mực nước vẫn đang dâng lên trong khoang hầm bị sập nhưng tốc độ nước lên không quá lớn. Dự kiến, trong khoảng 24 giờ các hướng cứu hộ sẽ khoan thủng được vách hầm.
    Các lực lượng cứu hộ tại hiện trường, theo ông Hùng, túc trực rất đầy đủ, hùng hậu (có lực lượng tại chỗ của địa phương, đội hỗ trợ của Tổng công ty than khoáng sản, Tổng công ty Sông Đà). Nếu có điều lực lượng tăng cường ở Sài Gòn lên thì cũng chủ yếu để phục vụ triển khai phương án khoan nhồi từ đỉnh đồi xuống.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-ham-da-dang-nuoc-trong-ham-dang-1m-huy-dong-cuu-ho-tphcm-a74708.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan