+Aa-
    Zalo

    Sắp xét xử bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 bị cáo bỏ trốn do có “kháng cáo thay”

    • DSPL
    ĐS&PL TAND Cấp cao tại Hà Nội chuẩn bị xét xử vụ án "thông thầu" tại Bệnh viện Đồng Nai đối với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 đồng phạm do được luật sư “kháng cáo thay”.

    Ngày 5/5, TAND Cấp cao tại Hà Nội thông tin, phiên xét xử phúc thẩm vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (Công ty AIC), Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sẽ được diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/5 tới đây.

    sap xet xu ba nguyen thi thanh nhan cung 7 bi cao bo tron do co khang cao thay 1
    Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.

    Trong vụ án này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty Tiến bộ Quốc tế - AIC), bị TAND TP.Hà Nội tuyến án vắng mặt với mức án 30 năm tù cho cả hai tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.

    Luật sư của bị cáo Nhàn “kháng cáo thay” cho thân chủ, cho rằng quá trình điều tra chưa đầy đủ, chưa chứng minh được bị cáo Nhàn là chủ mưu trong việc thông thầu.

    Cùng với bà Nhàn, 7 bị cáo khác trong vụ án đang bỏ trốn nhưng được luật sư của những bị cáo này "kháng cáo thay" với lý do xin giảm nhẹ hình phạt hoặc đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm.

    Ngoài các bị cáo kháng cáo, HĐXX xác định nguyên đơn dân sự trong vụ án này là Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Bị đơn dân sự có kháng cáo là Công ty CP Tiến bộ Quốc Tế (AIC).

    HĐXX phúc thẩm gồm 3 người do thẩm phán Mai Anh Tài làm chủ tọa. Giữ quyền công tố tại phiên tòa gồm có ông Phạm Văn Hòa, ông Đào Trọng Thuyết, đều là kiểm sát viên cao cấp của Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội.

    Trước đó, tòa cấp sơ thẩm xác định cựu Chủ tịch AIC là chủ mưu vụ đưa hối lộ, thông thầu gây thiệt 152 tỷ tại Đồng Nai. Hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Thanh Nhàn được chứng minh qua các tài liệu, lời khai của các nhân viên Công ty AIC, lời khai của các bị cáo khác. Nhàn yêu cầu các nhân viên thực hiện “Quy trình 70 bước”, có nội dung thực hiện thông thầu trái quy định của Luật Đấu thầu.

    Từ đó, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị HĐXX tuyên vắng mặt 30 năm tù, sẽ thi hành án khi bắt được.

    Tiếp đên, cựu Phó Tổng giám đốc AIC Hoàng Thị Thúy Nga khai được Nhàn ủy quyền thực hiện thông thầu tại dự án, tiếp xúc các lãnh đạo tỉnh, chỉ đạo nhân viên dưới quyền và móc nối "quân xanh".

    Tòa cấp sơ thẩm nhận định; Mỗi người là một mắt xích thực hiện một công đoạn trong "quy trình 70 bước" dự thầu, trong đó Nhàn, Trần Mạnh Hà, Phó tổng AIC (đang bỏ trốn) cùng Nga là những "mắt xích trọng yếu".

    Về dân sự, tòa án xác định Công ty AIC xin bồi thường 152 tỷ đồng nhưng tài sản đảm bảo không đủ nên chỉ ghi nhận một phần. Do vậy, Công ty AIC, bị cáo Nhàn, Trần Mạnh Hà và Hoàng Thị Thúy Nga cùng phải bồi thường.

    Nhóm Trần Đình Thành, Đinh Quốc Thái, Phan Huy Anh Vũ, Bồ Ngọc Thu phải nộp tiền thu lời bất chính, ghi nhận họ đã nộp số tiền này. Các doanh nghiệp "quân xanh" trong vụ cũng phải nộp lại tiền bất chính.

    Tư Viễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sap-xet-xu-ba-nguyen-thi-thanh-nhan-cung-7-bi-cao-bo-tron-do-co-khang-cao-thay-a574370.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan