+Aa-
    Zalo

    Sau ly hôn, muốn giành lại quyền nuôi con phải làm sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khởi kiện đòi lại quyền nuôi con - Quy định pháp luật liên quan đến quyền nuôi con và giành lại quyền nuôi con.

    (ĐSPL) - Khởi kiện đòi lại quyền nuôi con - Quy định pháp luật liên quan đến quyền nuôi con và giành lại quyền nuôi con.

    Vì nhiều lý do khác nhau mà các bên khi ly hôn, con được giao cho mẹ hoặc cho bố nuôi. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi mà người không trực tiếp nuôi muốn được giành quyền nuôi con vì cho rằng mình đủ điều kiện để chăm sóc con tốt hơn. Nhưng để giành được quyền nuôi con bằng cách nào? Cơ quan nào giải quyết?

    Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức như cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    –  Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Lợi ích của con như việc học hành, chăm sóc về ăn uống, chỗ ở, vui chơi giải trí,….

    –  Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Sau ly hôn, muốn giành lại quyền nuôi con phải làm sao?

    Như vậy, để giành lại quyền nuôi con, bên muốn được nuôi con có thể:

    - Thỏa thuận với vợ/chồng cũ về việc được trực tiếp nuôi con và chăm sóc con

    - Tự mình yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

    - Đề nghị Người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    -  Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    -  Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ sau:

    + Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi

    + Có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

    + Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

    - Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Cơ sở pháp lý:

    Luật hôn nhân và gia đình 2014

    Luật tố tụng dân sự 2011

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]EZJojHWgFz[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-ly-hon-muon-gianh-lai-quyen-nuoi-con-phai-lam-sao-a110955.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.