+Aa-
    Zalo

    Sau Tết, rau xanh, hải sản "đội giá" vẫn cháy hàng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vào những ngày đầu năm mới, giá cả các loại rau xanh nói riêng và thực phẩm nói chung đã có diễn biến tăng nhẹ, từ 20-50%.

    Vào những ngày đầu năm mới, giá cả các loại rau xanh nói riêng và thực phẩm nói chung đã có diễn biến tăng từ 20-50%.

    Sau Tết, ở thành phố Vinh rau xanh tăng giá, có nhiều loại, giá gấp đôi so với ngày thường. Ảnh: Báo Nghệ An

    Hôm nay (9/2), ghi nhận tại các chợ truyền thống, giá mặt hàng thực phẩm tươi sống cao hơn so với ngày thường từ 20.000 - 50.000 đồng/kg. Cụ thể, thịt gà giá 75.000 - 150.000 đồng/kg, thịt bò 200.000 - 350.000 đồng/kg, thịt lợn nạc giá từ 90.000 - 150.000 đồng/kg.

    Mặt hàng rau xanh cũng tăng giá gấp 2 lần so với ngày thường, cụ thể cà chua từ 10.000 - 15.000 đồng/kg tăng lên 30.000 đồng/kg; nấm rơm từ 10.000 đồng/100 gr lên 20.000 đồng/100gr; rau thơm các loại có giá 60.000 - 70.000 đồng/kg, khoai tây có giá 90.000 -120.00 đồng/kg…

    Không riêng gì mặt hàng rau xanh, do ăn nhiều thịt trong mấy ngày Tết, nên hôm nay, các mặt hàng hải sản tươi sống được người dân chọn mua nhiều. Các loại sò huyết, nghêu, ốc hương, tôm càng xanh, tôm sú, hải sâm cá nục, cá thu, cua biển... đều tăng giá gấp 3 lần nhưng vẫn trong tình trạng cháy hàng.

    Đặc biệt với quan niệm ăn lươn đầu năm để “trơn bọt lọt lành”, rất nhiều người dân mua lươn về chế biến các món ăn nên giá cả cao gấp rưỡi, gấp đôi so với ngày thường, dao động từ 270.000 - 300.000 đồng/kg (bình thường chỉ khoảng 150.000 - 170.000 đồng/kg).

    Chị Nguyễn Thị Lam, người dân phường Hồng Sơn (TP.Vinh) cho biết: “Xác định ra năm sẽ có chợ sớm nên trong Tết tôi không mua tích trữ nhiều thực phẩm. Vả lại thời tiết năm nay nắng nóng, đồ ăn không để được lâu, nên từ mồng 3 Tết, tôi đã ra chợ mua các loại rau, thịt tươi về phục vụ bữa ăn cho cả gia đình. Giá cả các mặt hàng này tăng cao so với ngày thường”.

    Theo lý giải của các tiểu thương tại chợ truyền thống, ngày mùng 5 Tết, người dân vẫn còn đang trong kì nghỉ Tết, các đầu mối hải sản chưa cung cấp hàng. Những mặt hàng hải sản hiện bán là được các tiểu thương mua về dự trữ trong kho lạnh từ trước Tết. Do phải tốn thêm phí thuê lưu kho lạnh nên giá cao tăng, khi các thương lái cung cấp hàng trở lại thì giá  sẽ trở về như cũ.

    Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để đảm bảo giá cả không tăng đột biến, Sở đã ban hành Kế hoạch phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình dự trữ 8.680 tỷ đồng, tổ chức đưa hàng bình ổn đến 10.688 điểm bán hàng (tăng 3.865 điểm) và 3 tổ chức tín dụng tham gia với tổng hạn mức đăng ký trên 2.700 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi.

    Bên cạnh đó, còn có 200 điểm bán hàng của các doanh nghiệp đăng ký với Sở mở cửa bán hàng phục vụ nhân dân từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 Tết; trong đó 125 điểm bán hàng mở cửa từ ngày mùng 1 Tết, thêm 75 điểm bán đăng ký mở cửa từ ngày mùng 2, mùng 3 Tết. Ngày mùng 4 Tết thì hầu hết các cửa hàng, Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn Hà Nội đã mở cửa trở lại.

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-tet-rau-xanh-hai-san-doi-gia-van-chay-hang-a262321.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan