+Aa-
    Zalo

    Sẽ kiểm tra kho hàng, điểm kinh doanh khăn ướt Công ty Việt Úc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ông Ngô Quý Việt - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, thời gian tới, Tổng cục tiếp tục chỉ đạo và rà soát sản phẩm của Công ty Việt Úc

    Thông tin trên được ông Vũ Đại Dương - Cục Phó Cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xác nhận với PV. Ông Dương cho hay, kế hoạch kiểm tra là đột xuất, bất kỳ khi nào cũng có thể tới các cơ sở sản xuất để tránh tình trạng các doanh nghiệp có sự đề phòng.

    [mecloud]iJGLwDPQfS [/mecloud]

    Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ kiểm tra kho hàng

    Trả lời câu hỏi của PV về vấn đề nhãn mác sản phẩm khăn ướt Babicare của Công ty CP thương mại và Quốc tế Việt Úc (Công ty Việt Úc) có địa chỉ tại TP. Hồ Chí Minh nghi vấn lập lờ xuất xứ sản xuất, thông tin mã số mã vạch và nhãn hiệu không rõ ràng, ông Vũ Đại Dương - Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Sản phẩm Hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết: “Sau thời gian cùng với đội Quản lý thị trường (đội 17) rà soát sản phẩm khăn ướt Babicare, chúng tôi đã có một số kết luận và báo cáo về Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Theo đó, qua điều tra, sản phẩm có một số vấn đề sau: Về mã vạch, khi sản phẩm nhập về doanh nghiệp có dấu hiệu dán đè mã vạch thay thế. Đồng thời, sản phẩm có một số vấn đề về nội dung thông tin trên bao bì…”

    Nguồn gốc sản xuất khăn ướt của Công ty Việt Úc đang có nhiều nghi vấn

    “Những vấn đề này chúng tôi đã nắm được và báo cáo lên Tổng cục. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với bên quản lý thị trường kiểm tra và xử lý sản phẩm. Việc kiểm tra không chỉ dừng lại ở sản phẩm khăn ướt Babicare mà còn đối với nhiều sản phẩm khăn ướt của các doanh nghiệp khác”, ông Vũ Đại Dương cho biết.

    Chia sẻ thêm về việc kiểm tra, rà soát chất lượng sản phẩm khăn ướt, ông Vũ Đại Dương cho hay, kế hoạch kiểm tra là đột xuất, bất kỳ khi nào cũng có thể tới các cơ sở sản xuất để tránh tình trạng các doanh nghiệp có sự đề phòng.

    “Việc khảo sát sản phẩm phải thực hiện từng bước, giai đoạn đầu chúng tôi đã khảo sát những cơ sở nhỏ lẻ. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát những đơn vị kinh doanh lượng sản phẩm lớn như tại siêu thị. Với các sản phẩm Babicare, chúng tôi sẽ vào những kho hàng lớn, những nơi kinh doanh sản phẩm lớn để khảo sát và kiểm tra. Nếu phát hiện có những sản phẩm vi phạm về mã vạch cũng như những vi phạm khác thì sẽ tiếp tục xử lý”, ông Dương nói.

    Ông Ngô Quý Việt - Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho biết, thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo và rà soát sản phẩm của Công ty Việt Úc. Tất cả thông tin trên được Chất lượng Việt Nam Online - cơ quan ngôn luận của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đăng tải.

    “Dựa hơi” nhà máy Kleen Pak để đánh lừa người tiêu dùng?

    Trong Công văn phản hồi gửi Báo Đời sống & Pháp luật, Công ty Việt Úc cho biết, đang nhanh chóng sắp xếp mời các cơ quan báo chí và truyền hình thăm quan thực tế nhà máy.

    Tuy nhiên, khi PV Báo Đời sống & Pháp luật đến liên hệ nhà máy của Công ty Kleen Pak – đơn vị được Công ty Việt Úc giới thiệu là hợp tác sản xuất khăn ướt cung cấp ra thị trường thì nhân viên ở đây liên tục từ chối và nói rằng sếp đang đi nước ngoài nên không thể tiếp nhà báo.

    Nhà máy Kleen Pak có 100\% vốn đầu tư nước ngoài của Singapore

    Chúng tôi cũng đã gửi câu hỏi lãnh đạo Công ty song đến nay vẫn không có phản hồi chính thức.

    Theo tìm hiểu của PV, nhà máy của Công ty Kleen Pak nằm trong Khu công nghiệp Kim Huy (tỉnh Bình Dương) thuê lại mặt bằng, hạ tầng của Công ty TNHH Thiên Phú. Đại diện Công ty TNHH Thiên Phú cho biết, hạ tầng cơ sở là do họ xây dựng.

    Theo Giấy phép đăng kí kinh doanh, Công ty Kleen Pak có vốn 100\% đầu tư nước ngoài. Công ty này do ông Tan Hock Kiam quốc tịch Singapore làm giám đốc. Công ty này có vốn điều lệ khoảng 720.000 USD. Tổng vốn đầu tư vào dự án nhà xưởng số 7, lô CN6, đường H1, KCN Kim Huy (Bình Dương) là 1,2 triệu USD.

    Đại diện Ban Quản lý các KCN Bình Dương cho biết, Công ty Kleen Pak là Công ty TNHH  một thành viên và giấy chứng nhận đầu tư là doanh nghiệp 100\% vốn nước ngoài.

    “Nếu doanh nghiệp nào góp vốn vào công ty này phải khai báo lại đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư với các tỷ lệ và tên tổ chức góp vốn. Kể từ khi Công ty Kleen Pak được cấp giấy chứng nhận đầu tư tới nay, chưa có việc khai báo và thay đổi về phần tiền đầu tư của doanh nghiệp này”, lãnh đạo Ban Quản lý KCN Bình Dương cho hay.

    PV Báo Đời sống & Pháp luật cũng đã đến trụ sở của Công ty Việt Úc nhằm làm rõ sáng tỏ những nghi vấn xung quanh nhà máy sản xuất khăn ướt của Công ty song cũng không được được đón  tiếp vì... không hẹn trước. Liên hệ qua nhân viên của Công ty thì được biết, ông Lê Quang Được – Giám đốc Công ty đang nhập viện.

    Trước đó, PV cũng đã có chuyến thị sát tại KCN Tân Bình (TP.HCM) nơi mà ông Được nói rằng là kho trung chuyển và nhà máy sản xuất loại vừa và nhỏ của Công ty. Tại đây theo quan sát của chúng tôi đây thực chất là địa điểm của Công ty Hồng Đức chuyên cho thuê địa điểm để chứa hàng.

    Siêu thị ngưng bán

    Siêu thị Sài Gòn Co.op Mart cả nước đã tạm ngưng bán sản phẩm khăn ướt của Công ty CP thương mại và dịch vụ quốc tế Việt Úc (Công ty Việt Úc). Theo một lãnh đạo của Sài Gòn Co.op Mart cho biết, để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và chờ ý kiến kết luận của cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm nghiệm, toàn hệ thống siêu thị này sẽ ngừng phân phối các sản phẩm khăn giấy ướt của Công ty Việt Úc, trong đó có Babicare (hay còn gọi là Babycare), Teencare, Wondercare, Wecare. Ngay khi Sài Gòn Co.op Mart có động thái này, nhiều siêu thị khác cũng lần lượt đưa khăn ướt Babicare của Công ty Việt Úc ra khỏi quầy hàng.

    Hội mã số mã vạch nói gì?

    Liên quan đến việc trên sản phẩm khăn ướt nghi của Công ty Việt Úc có sử dụng mã số mã vạch của nước ngoài, một đại diện của Hội Mã số mã vạch Việt Nam cho biết, việc sử dụng mã số mã vạch là quyền của chủ thể quản lý nhãn hiệu và thương hiệu trên sản phẩm. Nếu là thương hiệu, nhãn hiệu của nước ngoài thì phải do doanh nghiệp nước ngoài quy định, đăng ký mã số mã vạch đó. Các doanh nghiệp ở các nước khác muốn sử dụng phải xin phép và báo cáo cơ quan quản lý chức năng. Từ đó, cơ quan chức năng đó mới thông báo, thẩm tra mã số, mã vạch đó, sau đó doanh nghiệp mới được dùng. Khi các doanh nghiệp có nhưng sai phạm, đại diện Hội Mã số mã vạch Việt Nam cho rằng sẽ xử lý theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ, Điều 27 quy định mức phạt đối với hành vi Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch, tại khoản 1, d) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam; Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ, Điều 27 quy định mức phạt đối với hành vi Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch, tại khoản 3: Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản. - Thông tin nêu trên được Chất lượng Việt Nam Online cho biết.

     Đan Lê

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/se-kiem-tra-kho-hang-diem-kinh-doanh-khan-uot-cong-ty-viet-uc-a104523.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.