Số ca mắc tăng, TP.HCM yêu cầu quận, huyện xây dựng kịch bản ứng phó


Thứ 4, 24/11/2021 | 13:02


UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo khẩn yêu cầu các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong bối cảnh số ca mắc mới trên toàn địa bàn có xu hướng tăng lên.

Số ca mắc tăng, TP.HCM yêu cầu quận, huyện xây dựng kịch bản ứng phó.


UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo khẩn yêu cầu các quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong bối cảnh số ca mắc mới trên toàn địa bàn có xu hướng tăng lên.


UBND TP.HCM giao UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện triển khai các chỉ đạo phòng chống dịch trên tinh thần thống nhất, không cát cứ hoặc ban hành quy định vượt quá mức cần thiết; xem thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để kiểm soát dịch hiệu quả, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1.

Media - Số ca mắc tăng, TP.HCM yêu cầu quận, huyện xây dựng kịch bản ứng phó
UBND TP.HCM yêu cầu các quận, huyện triển khai các chỉ đạo phòng chống dịch trên tinh thần thống nhất, không cát cứ hoặc ban hành quy định vượt quá mức cần thiết.


Các địa phương cần chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng các tình huống dịch theo từng địa bàn; đẩy mạnh công tác tiêm chủng; bảo đảm về thuốc điều trị, trang thiết bị y tế và khoanh vùng, cách ly trên phạm vi hẹp nhất có thể.
Cơ quan chức năng tiếp tục kiểm soát chặt di biến động dân cư, nắm tình hình người dân ra, vào địa bàn để có biện pháp quản lý phù hợp; khai báo y tế thường xuyên; đẩy mạnh tuyên truyền...


Trước ngày 25/11, các địa phương phải báo cáo đánh giá kết quả kiểm soát dịch và phục hồi kinh tế trên địa bàn, phân tích mặt được và hạn chế, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và báo cáo về Ban chỉ đạo TP.


Thuốc điều trị Covid-19 "made in Vietnam" thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba.


Ngày 23/11, tại hội thảo "Xúc tiến thương mại hóa công nghệ hóa - dược và thiết bị y tế" do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức, PGS.TS Lê Quang Huấn, Viện Công nghệ Sinh học thông tin cho biết, thuốc Vipdervir từ thảo dược dùng để điều trị Covid-19 hiện được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương.


PGS.TS. Huấn chia sẻ, trong quá trình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu xác định được liều tối ưu dùng cho bệnh nhân sau khi pha hai kết thúc. Theo đó, ở lần thử nghiệm giai đoạn ba này sẽ không chia ra các nhóm bệnh nhân dùng các liều khác nhau mà sử dụng đồng nhất một liều giống nhau.

Media - Số ca mắc tăng, TP.HCM yêu cầu quận, huyện xây dựng kịch bản ứng phó (Hình 2).
PGS.TS Lê Quang Huấn, Viện Công nghệ Sinh học, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại hội thảo ngày 23/11.


Theo đúng lịch trình, PGS.TS Lê Quang Huấn hy vọng từ 1 - 2 tháng tới sẽ có kết quả chính thức để Vipdervir được công nhận thành thuốc và lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.


Trước đó vào ngày 10/8, thuốc Vipdervir lần đầu tiên được công bố kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. Đây là một đề tài nghiên cứu do PGS.TS Lê Quang Huấn và cộng sự tại Viện Công nghệ sinh học thực hiện.


Mục tiêu của nghiên cứu là tạo ra thuốc từ thảo dược Việt Nam để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh do virus RNA gây ra, đặc biệt virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.


Biến thể Delta có khả năng có thể tự diệt.


Tại Nhật Bản, biến thể Delta từng là nguyên nhân chính khiến dịch COVID-19 trở nên nghiêm trọng. Trong cao điểm dịch hồi tháng 8, có đến hơn 90% số ca nhiễm là do biến thể Delta. Tuy nhiên, trong nhiều tuần gần đây, dịch COVID-19 đã được kiểm soát tại nước này. Ngoài nguyên nhân tỷ lệ tiêm vaccine cao, ý thức đeo khẩu trang và tự phòng dịch tốt của người dân, một khả năng đang được nghiên cứu là yếu tố tự diệt của biến chủng này tại Nhật Bản.

Media - Số ca mắc tăng, TP.HCM yêu cầu quận, huyện xây dựng kịch bản ứng phó (Hình 3).
Một nguyên nhân có vai trò quan trọng là việc biến chủng Delta ở Nhật có thể đã tự hủy diệt trong quá trình lây lan và đột biến.


Nghiên cứu của Viện Di truyền quốc gia Nhật Bản chỉ ra rằng, một nguyên nhân có vai trò quan trọng là việc biến chủng Delta ở Nhật có thể đã tự hủy diệt trong quá trình lây lan và đột biến. Theo nghiên cứu này, bộ gene của virus SARS-CoV-2 thay đổi với tốc độ khoảng 2 đột biến mỗi tháng. Những biến chủng Delta tại Nhật Bản tích lũy quá nhiều đột biến đối với protein mang nhiệm vụ sửa lỗi di truyền có tên NSP14. Kết quả là virus không kịp vá lỗi trong quá trình phân chia trong cơ thể người bệnh và dẫn đến tự diệt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, ngày càng nhiều người dân châu Á sở hữu enzyme phòng vệ có khả năng tấn công các virus RNA như virus SARS-CoV-2, trong khi đó, số người châu Âu sở hữu enzyme này ít hơn hẳn.

 

 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-ca-mac-tang-tp-hcm-yeu-cau-quan-huyen-xay-dung-kich-ban-ung-pho-a520206.html