+Aa-
    Zalo

    Số phận bi thảm của chiến hạm chở bom hạt nhân Mỹ tại hàm cá mập

    • DSPL
    ĐS&PL Tàu USS Indianapolis của Mỹ chở theo bom hạt nhân chuẩn bị tấn công Nhật Bản nhưng bị đánh chìm, các thủy thủ phải trải qua giây phút kinh hoàng khi bị cá mập tấn công.

    Tàu USS Indianapolis của Mỹ chở theo bom hạt nhân chuẩn bị tấn công Nhật Bản nhưng bị đánh chìm, các thủy thủ phải trải qua giây phút kinh hoàng khi bị cá mập tấn công.

    Vào ngày 30/7/1945, tàu USS Indianapolis nổi tiếng của Mỹ gần như đã bị thổi bay bởi ngư lôi Nhật Bản. Đó là một thảm kịch đồng thời là một trong những câu chuyện về tội ác chiến tranh trong Thế chiến thứ II. Lúc bấy giờ, tàu Indianapolis và Hạm đội 5 đã gặp nạn ở khu vực vùng biển giữa đảo Guam và Philippines.

    Khoảng 300 trong số 1.195 thuỷ thủ chìm theo con tàu và khoảng 900 người sống sót tiếp tục chờ đợi suốt 4 ngày dài mong được giải cứu. Họ phải chịu đựng cơn khát, cái nóng, mê sảng do uống nước biển và kinh hoàng nhất là bị cá mập vi trắng tấn công.

    Cuối cùng, chỉ còn khoảng 316 người sống sót. Thảm kịch nơi hàm cá mập trở thành trở thành vụ cá mập tấn công khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

    Dưới đây là câu chuyện về tàu USS Indianapolis:

    USS Indianapolis là tàu tuần dương hạng Portland được đưa vào hoạt động từ năm 1932. Ảnh: US Navy

    Tàu dài khoảng 186 mét, nặng tới 11.574 tấn, trang bị 8 nồi hơi White-Forster, đạt tốc độ tối đa khoảng 61km/h. Trên thực tế, Indianapolis được chế tạo với lớp vỏ bọc khá mỏng giúp tiết kiệm trọng lượng và làm cho tàu chạy nhanh nhưng đồng thời cũng khiến nó dễ bị ngư lôi và mìn làm ảnh hưởng. Ảnh: US Navy

    Con tàu được trang bị 9 khẩu pháo dài 203mm, 4 khẩu pháo 127mm, 24 khẩu súng tầm trung 40mm và 32 khẩu súng 20mm. Ảnh: US Navy

    USS Indianapolis thậm chí còn sở hữu tới 2 máy bay trinh sát Curtiss O2U. Ảnh: US Navy

    Cựu Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã nhiều lần lên tàu Indianapolis trước Thế Chiến thứ II. Ảnh: US Navy

    Ông Franklin Roosevelt từng ở trong cabin này. Ảnh: US Navy

    Trong Thế chiến thứ II, USS Indianapolis đã tham gia vào nhiều hoạt động ở Thái Bình Dương, bao gồm cả quần đảo Aleutian, Iwo Jima, Saipan, và nhiều hơn nữa. Ảnh: US Navy

    Vào ngày 31/3/1945, ngay trước trận chiến Okinawa, USD Indianapolis bị một phi đoàn Thần phong (kamikaze) Nhật Bản đâm vào đuôi tàu, cướp bóc và giết chết 9 thủy thủ Mỹ. Ảnh: US Navy

    Con tàu sau đó được đưa trở lại đảo Mare và đại tu. Ảnh: US Navy

    Sau khi được sửa chữa, USS Indianapolis bắt đầu tiến hành nhiệm vụ bí mật: vận chuyển uranium và các vật liệu khác làm bom nguyên tử từ đảo Hiroshima đến căn cứ hải quân trên đảo Tinian. Ảnh: US Navy

    Vào ngày 30/7, Indianapolis bắt đầu di chuyển từ đảo Tinian đến Philippines để chuẩn bị cho một cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Nhật Bản. Ảnh: US Navy

    Không lâu sau đó, khoảng 12h15 phút sáng, tàu ngầm Nhật Bản I-58, được chỉ huy bởi Mochitsura Hashimoto đã bắn 6 quả ngư lôi loại 95 vào Indianapolis. Ảnh: US Navy

    Đây là ảnh chụp cảnh I-58 phóng ngư lôi vào năm 1946. Ảnh: US Navy

    Quả ngư lôi đầu tiên trúng mũi của mạn thuyền Indianapolis. Quả thứ 2 đánh vào giữa con tàu, đốt cháy bình nhiên liệu. Con tàu chìm khoảng 12 phút sau khi bị tấn công. Ảnh: US Navy

    Khoảng 300 thuỷ thủ và thủy quân lục chiến bị mắc kẹt trong tàu và chìm xuống biển ngay sau đó. Gần 900 người sống sót lênh đênh trên biển trong 4 ngày mà không có áo phao. Thậm chí, lời kêu cứu của họ cũng không được phản hồi vì Mỹ lo ngại đó là cuộc phục kích của quân đội Nhật Bản. Ảnh: US Navy

    Chịu sự mất nước, nhiệt, mê sảng do uống nước muối và cá mập, chỉ có 316 thủy thủ sống sót sau bốn ngày trong nước. Tiếng nổ lớn và máu đã thu hút nhiều cá mập. Theo ghi nhận, những con cá mập vi trắng đã tấn công và khiến ít nhất 150 thủy thủ thiệt mạng. Nhiều người khác chết vì đói, khát, thiếu nước hoặc do uống quá nhiều nước biển. Ảnh: US Navy

    Sau đó 316 người sống sót cuối cùng cũng được giải cứu. Thuyền trưởng Charles McVay III, sĩ quan chỉ huy của tàu bị kết tội vì không điều khiển được con tàu lẩn tránh ngư lôi. Đó là một phán quyết gây ra nhiều tranh cãi nhưng “tội lỗi” của ông McVay đã được bỏ qua sau khi ông qua đời vào năm 2000. Ảnh: US Navy

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Bussiness Insider)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-phan-bi-tham-cua-chien-ham-cho-bom-hat-nhan-my-tai-ham-ca-map-a240319.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan