+Aa-
    Zalo

    Sri Lanka: Những khó khăn đẩy thiên đường du lịch vào cảnh vỡ nợ

    • DSPL
    ĐS&PL Từng được ví là quốc đảo thiên đường nhưng ngành du lịch của Sri Lanka giờ đây đã không thể bắt kịp sau nhiều năm khủng hoảng.

    Từ 3 năm trước, số lượng khách du lịch tới Sri Lanka đã giảm 18% sau các vụ đánh bom gây chấn động vào dịp lễ Phục sinh hồi tháng 4/2019. Sau đó, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 vào năm 2020 càng khiến ngành du lịch của Sri Lanka bị ngưng trệ. Lượng khách du lịch đến quốc đảo này giảm mạnh và không có dấu hiệu phục hồi cho đến tháng 11/2021, khi chính phủ dỡ bỏ tất cả các yêu cầu kiểm dịch đối với những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ và khuyến khích mọi người đến đây.

    screen shot 2022 04 13 at 161901
    Ngành du lịch từng là ngành trọng điểm của Sri Lanka, đóng góp 12% GDP và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 5 của đất nước. Ảnh: News.cn 

    Đây được đánh giá là một sự thay đổi đáng hoan nghênh vì du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 3 của đất nước - sau kiều hối của người lao động và ngành công nghiệp may mặc. 

    Nhưng hiện nay, Sri Lankda đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất, dẫn đến tình trạng thiếu điện và người dân buộc phải xếp hàng dài hàng km để mua nhiên liệu và khí đốt.

    Trong tháng 2/2022, lạm phát tại Sri Lankda chạm ngưỡng 17,5% và chính phủ nước này đã thắt chặn hơn nữa các hạn chế đối với với nhập khẩu, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tất cả những điều này cũng đã tác động tới ngành du lịch, khiến du khách nước ngoài không còn lựa chọn Sri Lanka là điểm đến lý tưởng vào thời điểm chính phủ đang loay hoay tìm cách trả các khoản vay nước ngoài và cần những đồng USD từ ngành du lịch. 

    Mới đây, ngày 12/4 (giờ địa phương), Sri Lanka đã tuyên bố vỡ nợ. Theo đó, giới chức Sri Lankda gọi động thái này là "biện pháp cuối cùng" sau khi cạn kiệt ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa. Thông báo của giới chức Sri Lanka nói rằng tuyên bố vỡ nợ trước mắt là để đảm bảo "đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả các chủ nợ" trước chương trình phục hồi do Quỹ Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ cho quốc gia Nam Á.

    Điều kiện kinh tế tồi tệ 

    Kate Hopkinson, một người nước ngoài sở hữu một nhà hàng ở Weligama, thị trấn ven biển nổi tiếng ở miền Nam đất nước Sri Lanka, cho biết: "Công việc kinh doanh đã rất tốt trong vài tháng qua".

    Tuy nhiên, điều kiện kinh tế trong những tháng đầu năm 2022 lại đang khiến cô gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. Cô tâm sự: "Do khan hiếm xăng, chúng tôi phải mua ở chợ đen, giá lương thực tăng chóng mặt, bột mì và hàng hóa nhập khẩu ngày càng khó tìm. Chúng tôi điều hành một nhà hàng Ý và chúng tôi cần pho mát, nhưng nguồn cung đó đang thiếu hụt do các hạn chế nhập khẩu và các lựa chọn thay thế địa phương đang trở nên đắt hơn do tình trạng thiếu sữa".

    Cô Hopkinson không phải là người duy nhất gặp trắc trở. Chủ nhà hàng Rasika Lakmal và đại sứ du lịch Paloma Monnappa, người điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch tại các thị trấn ven biển nổi tiếng Galle và Unawatuna, cũng chia sẻ những khó khăn tương tự.

    screen shot 2022 04 13 at 161849
    Những khó khăn trong 3 năm qua đã khiến ngành du lịch của Sri Lanka gặp không ít trở ngại. Ảnh: Al Jazeera

    Cô Monnappa chia sẻ: "Chúng tôi đang phải đối mặt với tình trạng cắt điện kéo dài từ bốn đến bảy giờ hàng ngày. Các ngư dân buộc phải cắt giảm đánh bắt do thiếu nhiên liệu và các container vận chuyển các mặt hàng thiết yếu bị mắc kẹt tại cảng vì đất nước không có tiền để trả cho họ". 

    Cô nói thêm: "Mỗi khi bạn nghĩ ra một giải pháp khả thi, bạn lại phải đối mặt với một vấn đề hoặc trở ngại mới. Bạn mua một máy phát điện nhưng không có động cơ diesel để nó hoạt động. Chúng tôi rất cần khách du lịch, nhưng làm thế nào để chúng tôi phục vụ họ? Những người bạn Sri Lanka của tôi nói với tôi rằng nền kinh tế trước đây không tệ đến mức này ngay cả trong chiến tranh". 

    Trong khi một số nhà hàng đang mua khí đốt từ các thành phố khác như Colombo và Matara, Lakmal nói rằng đó không phải là một lựa chọn cho anh ta. Anh  cho biết: "Nếu chúng tôi làm như vậy thì giá sẽ lên tới khoảng 10.000 rupee Sri Lanka (35 USD), cao hơn gấp đôi so với giá bình thường". 

    Nối lo ngại của du khách

    Phẩn lớn, các du khách đến Sri Lanka thường là người Ấn Độ, Trung Quốc, Vương quốc Anh và Đức, nhưng kể từ khi ngành du lịch mở cửa trở lại, quốc đảo này đã đón lượng du khách lớn hơn từ khu vực phía Đông. Trong đó, Nga và Ukraine chiếm 25% lượng khách du lịch đến Sri Lan trong thời gian từ tháng 1 đến giữa tháng Hai, một phần nhờ hoạt động tiếp thị tích cực của các cơ quan quản lý du lịch nhắm vào các khu vực này.

    Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, bao gồm lệnh cấm đối với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT hiện đã có sự tác động tới Sri Lanka.

    Ông Dimitra Fernando, người quản lý một chuỗi biệt thự cho khách du lịch thuê, nói với Al Jazeera: "Các yêu cầu đặt phòng từ Ukraine và công dân Nga đã dừng lại hoàn toàn. Chúng tôi có những vị khách Nga đã ở trong nước, nhưng họ đã hủy tất cả các yêu câu đặt phòng ở đất nước chúng tôi vì họ không có tiền để thanh toán. Họ không thể sử dụng thẻ của mình và cũng không thể rút tiền". 

    Nhưng vấn đề chính khác ảnh hưởng đến là tình hình kinh tế của Sri Lanka. Ví dụ, chính phủ Vương quốc Anh đã cập nhật tư vấn du lịch đối với Sri Lanka và cảnh báo công dân về tình trạng thiếu điện và mất điện. Ông Fernando cho biết: "Các yêu cầu đặt chỗ từ thị trường Anh và Trung Đông đã giảm rất nhiều sau các cuộc tư vấn du lịch. Chúng tôi quản lý tám biệt thự, nhưng chúng tôi chưa có một đơn đặt phòng nào kể từ đó".

    Nuwan Amarasuriya, người làm việc cho một công ty du lịch, thì cho biết khách hàng của công ty "rất lo ngại" về tình trạng thiếu nhiên liệu đang diễn ra và các yếu tố cần thiết khác, Cô nói thêm: "Vì vậy chúng tôi thường xuyên liên lạc với họ để trấn an họ". 

    screen shot 2022 04 13 at 161832
    Quốc đảo này đang đối mặt với sự thiếu hụt của nhiều mặt hàng, bao gồm nhiên liệu. Ảnh: Al Jazeera 

    Các nhà chức trách đã đảm bảo rằng các phương tiện du lịch sẽ được ưu tiên mua nhiên liệu, nhưng điều này lại khiến người dân địa phương không hài lòng vì họ buộc phải xếp hàng đợi trong nhiều giờ. Một cuộc tranh cãi nảy lửa đã nổ ra tại một thị trấn ở Colombo vào tuần cuối tháng 3 khi các nhân viên cảnh sát cho phép một huấn luyện viên du lịch được mua nhiên liệu trước những người khác.

    Thiếu lao động trầm trọng

    Bên cạnh những vấn đề trên, ngành du lịch Sri Lanka cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. 

    Mặc dù du lịch ngày càng phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Sri Lanka nhưng nước này đã phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động từ lâu, trước cả khi COVID-19 bùng phát. Vào năm 2018, ông Malik Fernando, người đứng đầu Ủy ban Kỹ năng Du lịch đã nói với một loạt các bên liên qua rằng đất nước cần thêm 100.000 nhân viên làm việc trong ngành du lịch vào ba năm tới. Ông nói: "Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đào tạo khoảng được khoảng  10.000 người mỗi năm". 

    Ông Lakmal chia sẻ ông cũng phải vật lộn để tìm nhân viên cho nhà hàng của mình ở Unawatuna, hầu hết trong số họ đã chuyển sang các ngành và nghề khác sau những năm tồi tệ vừa qua. Ông chia sẻ: "Họ không muốn làm việc trong ngành du lịch nữa". 

    Với cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, tình trạng thiếu hụt có thể trở nên trầm trọng hơn do nhiều nhân viên du lịch đang muốn chuyển ra nước ngoài hoặc không quan tâm đến việc quay trở lại một ngành công nghiệp không chắc chắn.

    Ahamed Nizar, một nhà tư vấn du lịch, chỉ ra: "Vấn đề với ngành du lịch Sri Lanka là cơ cấu lương. Có một khoản thu nhập cơ bản thấp được tính bằng phí dịch vụ và tiền boa, nhưng điều đó phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của nơi lưu trú. Vì vậy, rõ ràng là khi không có bất kỳ khách du lịch nào, người lao động gân như không kiếm được gì trong vài năm qua và rất khó để tiếp tục".  

    Nizar cho biết anh đã thấy nhiều nhân viên du lịch có kinh nghiệm bỏ nghề khi họ tìm được các lựa chọn thay thế với mức lương ổn định hơn. Một trong những đối tác của anh đã không cung cấp dịch vụ ăn tối nữa vì thiếu nhân viên, trong khi một đối tác khác đang làm việc với đội ngũ nhân viên ít ỏi. 

    Minh Hạnh (Theo Al Jazeera)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sri-lanka-nhung-kho-khan-day-thien-duong-du-lich-vao-canh-vo-no-a534084.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan