+Aa-
    Zalo

    Sử dụng căn cước công dân giả để thi hộ, sinh viên bị xử lý ra sao?

    • DSPL
    ĐS&PL Sinh viên sử dụng căn cước công dân giả để thi hộ có thể bị xử phạt hành chính đến 16 triệu đồng, nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi làm giả căn cước công dân.

    Cơ quan CSĐT - CAQ Cầu Giấy, Hà Nội thông tin, trước đó, sáng 3/7, Đội An ninh Công an quận Cầu Giấy làm nhiệm vụ tại điểm thi đánh giá năng lực tiếng Nhật của trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội.

    Trong quá trình phối hợp với hội đồng thi, lực lượng công an đã phát hiện thí sinh số báo danh 36145, tên P.V.T, sinh ngày 28/4/1979, có dấu hiệu sử dụng chứng minh nhân dân giả. Qua xác minh, lực lượng chức năng xác định thí sinh này không phải là P.V.T. mà là V.D.H. Nam thanh niên này được thuê thi hộ với giá 4 triệu đồng.

    su dung can cuoc cong dan gia de thi ho sinh vien bi xu ly ra sao
    Sử dụng căn cước công dân giả để thi hộ, sinh viên bị xử lý ra sao? (Ảnh minh họa).

    Tương tự, trước đó, lực lượng chức năng cũng bắt quả tang N.T.Q.N đang thi hộ cho một thí sinh tên N.T.P.A (22 tuổi) tại kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. N hiện là sinh viên của một trường đại học ngoại ngữ.

    Hiện cơ quan CSĐT - CAQ Cầu Giấy, Hà Nội đang củng cố hồ sơ, xử lý V.D.H (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai) và N.T.Q.N. (20 tuổi) về hành vi thi hộ.

    Về hành vi sai phạm nêu trên, Luật sư Ngô Thạnh (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết: Chiếu theo Quy chế học sinh, sinh viên ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT nêu rõ những điều học sinh sinh viên không được làm bao gồm hành vi học, thi hộ; nhờ người khác học, thi hộ và tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hay có những hành vi gian lận khác.

    “Đặc biệt, hành vi thi thay, thi kèm người khác, nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm có thể bị phạt tiền từ 14-16 triệu đồng (theo Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giáo dục). Luật sư Thạnh cho hay.

    Tiếp đến, căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì “làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự” thì bị phạt từ 4-6 triệu đồng.

    Nghiêm trọng hơn, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS 2015.

    Chưa hết, Luật sư Thạnh cho biết: Sinh viên thuê người đi thi hộ hoặc đi thi hộ cũng sẽ bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai (chiếu theo Điều 20, Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

    T.V

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-dung-can-cuoc-cong-dan-gia-de-thi-ho-sinh-vien-bi-xu-ly-ra-sao-a544006.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan