+Aa-
    Zalo

    Sử dụng điện thoại di động khi lái xe: Thói quen “chết người”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nghe điện thoại và nhắn tin khi điều khiển phương tiện giao thông có nguy cơ gây tai nạn cao gấp 3,3 lần so với những người không dùng.

    Nghe điện thoại và nhắn tin khi điều khiển phương tiện giao thông có nguy cơ gây tai nạn cao gấp 3,3 lần so với những người không dùng.

    Đề xuất phạt nặng, thậm chí tước bằng

    Nghiên cứu về "Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện giao thông tại Việt Nam" đã khảo sát 9 tuyến phố điển hình tại TP.HCM và Bình Dương trong 3 khung giờ cao điểm. Kết quả cho thấy nghe điện thoại và nhắn tin khi điều khiển phương tiện giao thông có nguy cơ gây tại nạn cao gấp 3,3 lần so với những người không dùng.

    Kết quả đề tài nghiên cứu về việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông của nhóm tác giả trường Đại học Việt Đức cũng chỉ ra rằng, có trên 40% người lái xe, từ xe con đến xe tải, khi được hỏi đều trả lời có sử dụng điện thoại khi lái xe và việc này thường gây mất tập trung khi đang điều khiển.

    [presscloud]1079[/presscloud]

    Clip nam thanh niên vừa điều khiển xe vừa dùng điện thoại gây tai nạn trên đường Võ Chí Công (Hà Nội) hồi tháng 6/2017. (Clip: Facebook Hoàng Tuấn)

    Chưa có một thống kê đầy đủ nào về số vụ tai nạn giao thông liên quan tới việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện nhưng các chuyên gia vẫn đưa ra đề xuất cần có chế tài mạnh hơn nữa, thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng có thể rút giấy phép lái xe, để hạn chế tình trạng này.

    Theo đại diện của Vụ Vận tải (Bộ GTVT), sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông là hành vi rất phổ biến. Theo quy định, từ ngày 1/1/2017, người điều khiển xe máy bị cấm sử dụng điện thoại di động, còn người điều khiển ô tô cũng bị cấm sử dụng điện thoại theo công ước quốc tế. Tuy nhiên đến nay, không nhiều trường hợp bị xử phạt.

    Khi những tai họa ập đến

    Vừa lái xe, vừa nhắn tin hay lướt web, vào mạng xã hội đã trở thành thói quen của không ít lái xe và đây chính là một trong những thói quen “chết người”.

    Dưới góc độ khoa học, não của người chỉ có thể xử lý tốt một việc vào một thời điểm nhất định. Việc vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại di động khiến người lái bị phân tán sự tập trung, dẫn đến không thể làm tốt nhiệm vụ lái xe. Sự nguy hiểm càng tăng nếu vừa lái xe, vừa nhắn tin, do người lái chỉ điều khiển xe bằng một tay, tay còn lại sử dụng điện thoại di động, với sự tập trung dành phần lớn vào thiết bị cầm tay này.

    Do vậy, việc loại bỏ thói quen vừa nhắn tin hay lướt mạng xã hội vừa lái xe trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo an toàn giao thông tối đa cho người lái xe cũng như những người xung quanh.

    [presscloud]1078[/presscloud]

    Clip tuyên truyền, cảnh báo về thực trạng sử dụng điện thoại khi lái xe

    Còn nhớ vụ tai nạn thương tâm do sử dụng điện thoại xảy ra vào tháng 1/2015 tại Gia Lộc, Hải Dương. Thời điểm đó, cặp đôi vợ chồng trẻ là anh Phạm Văn Th và chị Nguyễn Thị Hải L vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại. Do lái xe một tay, anh Th không làm chủ được nên để xảy ra tai nạn.

    Hậu quả, vợ anh Th là chị L ngã văng khỏi xe, đập mạnh đầu xuống đất và tử vong trên đường đi cấp cứu.

    Không chỉ Việt Nam, rất nhiều nước trên thế giới đều đã đưa ra các cảnh báo về việc không sử dụng điện thoại khi lái xe. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức vẫn bỏ ngoài tai những cảnh báo này.

    Ông Charles Maurer và con gái Cassy. (Ảnh: Daily Mail)

    Hồi tháng 7/2015, một cô gái có tên Carlee Bollig (17 tuổi) tại Little Falls, Minnesota, Mỹ đã điều khiển xe đâm chết một ông bố và con gái 10 tuổi khi vừa lái xe vừa nhắn tin. Thời điểm đó, Bollig vượt đèn đỏ tại giao lộ trong khi vẫn đang sử dụng điện thoại nên đã đâm thẳng một chiếc xe đang đi trên đường.

    Cú đâm mạnh khiến 4 người trong một gia đình bị thương, trong đó ông ông Charles Maurer 54 tuổi cùng con gái Cassy Maurer 10 tuổi đã tử vong ngay tại chỗ.

    Trở lại với đề xuất cấm sử dụng điện thoại khi lái ô tô tại Việt Nam, đây có thể là biện pháp ngăn chặn những nguy hiểm tiềm tàng về an toàn giao thông. Bởi thực tế, rất nhiều người tham gia giao thông không ý thức được sự nguy hiểm cũng như các rủi ro sẽ xảy ra nên vẫn cố tình vi phạm. Bên cạnh đó, mức xử phạt theo quy định hiện hành vẫn còn nhẹ, không có tính giáo dục nghiêm khắc đối với người vi phạm.

    Theo Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ôtô chạy trên đường sẽ bị phạt tiền 600.000-800.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

    Thông tin trong box chỉ mang tính chất tham khảo

    Hoàng Giang(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-dung-dien-thoai-di-dong-khi-lai-xe-thoi-quen-chet-nguoi-a216975.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan