+Aa-
    Zalo

    Sử dụng điện thoại khi lái xe: Có thể bị tước giấy phép lái xe đến 4 tháng

    • DSPL
    ĐS&PL Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành thay thế Nghị định 46 đã tăng mạnh mức phạt với nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông.

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành thay thế Nghị định 46 đã tăng mạnh mức phạt với nhiều hành vi vi phạm an toàn giao thông.

    Sử dụng điện thoại khi lái xe có thể bị phạt tiền và tước bằng lái đến 4 tháng. Ảnh minh họa

    Sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi đang lái xe được xác định là hành vi nguy hiểm đe doạ tính mạng người tham gia giao thông, nên việc sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ bị phạt rất nặng.

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, xác định hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện là nguy hiểm thể hiện bằng mức phạt tiền khá cao, thậm chí còn bị tước bằng lái xe.

    Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 4, Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với người lái xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5).

    Khoản Điểm h, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định quy định mức phạt tiền từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng đối với người người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe. Mức phạt bổ sung, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6).

    Thậm chí, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng bị xử phạt tiền từ 80 nghìn đến 100 nghìn đồng với hành vi tương tự, được quy định trong Điểm h, Khoản 1, Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định rõ hành vi sử dụng điện thoại “bằng tay” trong khi điều khiển xe mới nằm trong khung xử phạt.

    Nếu tài xế sử dụng điện thoại thông qua các kết nối trên xe như Bluetooth, Apple CarPlay hay Android Auto,… sẽ không bị xử phạt.

    Trong trường hợp bị tước bằng lái do vi phạm mà vẫn cố tình lưu thông trên đường khi bị xử lý thì sẽ xem như không có bằng lái, sẽ bị xử phạt như người chưa có bằng lái và xử phạt bổ sung như tạm giữ phương tiện hay giấy tờ xe tùy hành vi vi phạm.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-dung-dien-thoai-khi-lai-xe-co-the-bi-tuoc-giay-phep-lai-xe-den-4-thang-a320183.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan