+Aa-
    Zalo

    Sử dụng súng săn trái phép có phải chịu trách nhiệm hình sự?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cá nhân sử dụng vũ khí trái pháp luật không gây hậu quả sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu gây hậu quả tùy thuộc vào tính chất, mức độ thiệt hại sẽ phải bồi thường và có thể b

    Cá nhân sử dụng vũ khí trái pháp luật không gây hậu quả sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu gây hậu quả tùy thuộc vào tính chất, mức độ thiệt hại sẽ phải bồi thường và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Báo Vnexpress dẫn phần tư vấn của luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình - Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội cho biết, Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì vũ khí được hiểu như sau: “Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự”.

    Khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định: “Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự”.

    Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định về đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng tại Điều 13 như sau:

    “1. Quân đội nhân dân.

    2. Công an nhân dân.

    3. Dân quân tự vệ.

    4. Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu.

    5. An ninh hàng không”.

    Luật sư Bình dẫn Điều 14 Pháp lệnh này quy định về tiêu chuẩn của người sử dụng vũ khí: “1. Người được sử dụng vũ khí phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

    b) Có sức khoẻ phù hợp;

    c) Được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí;

    d) Người sử dụng vũ khí không thuộc lực lượng vũ trang, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 này, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí”.

    Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 30/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đối tượng được cấp Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí đáp ứng đủ những tiêu chuẩn sau:

    “1. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Pháp lệnh phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

    a) Là công dân Việt Nam;

    b) Đủ 18 tuổi trở lên;

    c) Có lý lịch rõ ràng, không có tiền án, tiền sự;

    d) Bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh;

    đ) Đang làm việc tại cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng được trang bị vũ khí;

    e) Đã được đào tạo, tập huấn chuyên môn về quản lý, sử dụng vũ khí”.

    Nếu bạn không thuộc đối tượng được sử dụng vũ khí và không đáp ứng được những tiêu chuẩn được sử dụng vũ khí theo những quy định của pháp luật nêu trên thì việc bạn sử dụng súng để săn bắn là trái pháp luật.

    Liên quan đến mức phạt, luật sư Bình cho biết, Nghị định 167/2013 quy định phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng với một trong những hành vi sau: sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả; sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép...

    Trong trường hợp người sử dụng súng săn gây thương tích cho người khác, tuỳ vào mức độ thương tích và lỗi của người gây thương tích, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 hoặc tội Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, theo Điều 108 Bộ luật hình sự năm 1999.

    Như vậy, cá nhân sử dụng vũ khí trái pháp luật không gây hậu quả sẽ bị xử phạt hành chính. Nếu gây hậu quả tùy thuộc vào tính chất, mức độ thiệt hại sẽ phải bồi thường và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Cũng liên quan đến vấn đề này, trước đó, trao đổi trên báo Tuổi trẻ, luật sư Trương Xuân Tám cho hay, pháp lệnh 16/2011 chia vũ khí thành vũ khí quân dụng và vũ khí là súng săn, vũ khí thể thao và công cụ hỗ trợ.

    Pháp luật nghiêm cấm mọi công dân, nếu không phải lực lượng vũ trang hoặc được người có thẩm quyền trong lực lượng vũ trang trang bị, không được tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng.

    Nếu người sử dụng vũ khí không thuộc lực lượng vũ trang thì họ phải được cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí.

    Thế nhưng nghị định 25/2012 hướng dẫn pháp lệnh này có quy định về “sử dụng vũ khí, vật liệu nổ khai thác trái phép động, thực vật, tài nguyên, hủy hoại môi trường sinh thái, gây hại đến an ninh, trật tự xã hội”.

    Vì thế hiện nay cơ quan chức năng không cấp phép cho việc sử dụng súng săn bởi vi phạm điều cấm của pháp lệnh 16/2011. Vì thế, tất cả các hành vi có liên quan đến súng săn đều bị cấm.

    Cũng theo luật sư Tám, nếu ai có hành vi sử dụng súng săn để bắn người, đe dọa bắn, đả thương người khác, cướp giật... tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc đe dọa giết người, cướp có vũ khí…

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-dung-sung-san-trai-phep-co-phai-chiu-trach-nhiem-hinh-su-a204801.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan