+Aa-
    Zalo

    Sự thật về một tập đoàn may mặc - Phần 1: Khổ tận cam lai

    • DSPL
    ĐS&PL Mấy ngày nay, những hình ảnh về Tập đoàn may mặc Vietnam Maxport Limited- một trong những tập đoàn hàng đầu của ngành may Việt Nam.

    Mấy ngày nay, những hình ảnh về Tập đoàn may mặc Vietnam Maxport Limited- một trong những tập đoàn hàng đầu của ngành may Việt Nam về các sản phẩm thời trang thể thao, đã xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam. (các chương trình thời sự của VTV1, chương trình chuyên đề kinh doanh và trên các tờ báo nổi tiếng) .

    Đó là hình ảnh liên quan đến lễ ký kết hợp tác mua phần mềm quản trị thời trang của Tập đoàn Vietnam Maxport Limited với ba đơn vị cung ứng các phần mềm và giải pháp kinh doanh hàng đầu trong khu vực là Abeo, SAP và Attune. Đó là một dấu mốc quan trọng không chỉ của riêng Maxport Limited mà còn là dấu mốc đánh dấu lần đầu tiên một tập đoàn thuộc ngành may mặc tại Việt Nam chính thức sử dụng công nghệ cao SAP/4HANA Fashion khá đắt đỏ (trị giá 2.3 triệu USD) để quản trị và ứng dụng trong kinh doanh.

    Hiếm ai biết rằng, ông chủ thực sự của Maxport Limited - ông Nicholas Stokes (hay thường gọi là ông Jef)- vừa vượt qua mấy năm chống chếnh để “chèo lái” con thuyền lớn của Tập đoàn này vượt qua muôn ngàn khó khăn để được tới ngày hôm nay.

    Đến Việt Nam lập nghiệp chỉ với vài trăm đô từ những năm đầu tiên của thập niên 90, ông Jef cùng với doanh nghiệp may mặc hàng thể thao do ông sáng lập và làm chủ cứ từng bước đi lên thành công suôn sẻ, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, lương tháng công nhân không bao giờ chậm, góp phần thúc đẩy GDP của các tỉnh như Nam Định,Thái Bình.

    Doanh nhân Nicholas Stokes (Ông Jef) – Tổng giám đốc của Maxport Limited Viet Namnhững ngày đầu sang Việt Nam lập nghiệp.

    Cho đến một ngày, điều tồi tệ xảy đến với ông và Doanh nghiệp của chính mình. Rất khó ngờ, rất đau đớn, bởi vì tất cả bắt đầu từ một trò “lừa thầy, phản bạn” kinh điển, được sắp xếp đầy dã tâm và bài bản của chính người được ông coi là đệ ruột thân tín. Việc rắp tâm thôn tính sự nghiệp, cướp đi tài sản lên tới 4 trong 8 nhà máy của ông đã được tính toán bài bản suốt hai mươi năm ròng. Mà bằng niềm tin vào con người, nhất là sự yêu quý vô ngần của ông dành cho người Việt, ông Jef chưa bao giờ từng nghĩ tới và nghi ngờ.

    Có thể nói việc đứng vững trở lại của Maxport Limited hôm nay cùng sự ổn định sản xuất, lượng đơn hàng liên tục phát triển là thành công của cả một tập thể trong đó có ông Jef là linh hồn kiên định và vững chãi của hệ thống. 

    Không những trở lại vững chắc mà Maxport còn mạnh hơn rất nhiều thời gian trước và với tổng số nhân sự 5,100 người như hiện nay chắc chắn Maxport sẽ làm nên điều kỳ diệu. Đây là câu trả lời rõ nhất, ông Jef tự dành cho mình, cho cả thanh xuân tươi trẻ đã cống hiến, xây dựng doanh nghiệp trên mảnh đất Việt Nam.

    Ông Jef đã dành cả tuổi thanh xuân tại Việt Nam để xây dựng nên một Maxport của ngày hôm nay

    Câu chuyện Maxport kể ra thì dài, dễ đến cả cuốn sách không đủ.  Nó thực sự là một bài học điển hình trong kinh doanh không chỉ riêng của người Úc hay người Việt. Bởi vì câu chuyện chứa đựng Sự thật không hề đẹp về một doanh nghiệp may mặc nổi tiếng Việt Nam khác hiện nay - một Doanh nghiệp được hình thành sau khi rút máu Maxport, phản bội lại người thầy của đời mình, tìm mọi cách triệt hạ tới mức hoàn toàn biến mất những thông tin có thật về người anh em đã sát cánh kề vai bên mình hàng chục năm trời. Điều này khiến những người cầm bút đắn đo, suy nghĩ.

    Câu chuyện Maxport nếu được kể rõ ràng và minh bạch ra, sẽ ảnh hưởng đối với hàng ngàn lao động của doanh nghiệp kia.

    Nhưng nếu không nói ra sự thật thì e rằng, người Việt Nam sẽ tự mình chấp nhận một hình tượng Việt Nam xấu xí, những người lao động sẽ tiếp tục bị lừa mị với một hình ảnh vô đạo, vô pháp. Và quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài như ông Jef vào Việt Nam lập nghiệp sẽ vẫn rất chông chênh bởi hành lang pháp lý của Việt Nam bấy lâu nay chưa chú ý và chưa có nhiều thuận lợi cho vấn đề này. 

    Thật không ngờ chính người học trò mà ông Jef yêu mến và tin tưởng lại lợi dụng niềm tin đó để âm mưu chiếm đoạt tài sản của thầy mình

    Khi chúng tôi viết những dòng đầu tiên của câu chuyện thì được biết anh ta - cái người Việt xấu xí ấy bắt đầu gặp khó khăn, bởi một số đối tác quốc tế sau khi biết sự thật về câu chuyện Maxport đã ngừng hoàn toàn hợp tác với anh ta dù anh ta vẫn đang tồn tại với 4 nhà máy đã cướp từ người khác và hoạch định tiếp xây thêm 2 nhà máy khác, cùng một cơ số nợ tiền triệu USD tương đương với khoảng 1800 tỷ VNĐ trong ngân hàng. 

    Xưa nay người Việt chưa bao giờ chấp nhận lối kinh doanh bất chấp đánh đổi cả những giá trị đạo lý. Maxport Limited Vietnam hay là doanh nghiệp của người học trò đã phản bội lại thầy giáo mình kia? Câu chuyện nếu đi sâu hơn sẽ cho mỗi doanh nhân Việt Nam một bài học sâu sắc cho riêng mình. 

    Hãy đón đọc phần tiếp theo.

    Mai Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/su-that-ve-mot-tap-doan-may-mac---phan-1-kho-tan-cam-lai-a252051.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Mourinho từ chối ký áo đấu của Chelsea

    Mourinho từ chối ký áo đấu của Chelsea

    Jose Mourinho đã từ chối ký tặng lên áo đấu Chelsea trong chuyến du đấu tại Trung Quốc hiện tại của Man United. Điều này khiến không ít người hâm mộ bất ngờ.