+Aa-
    Zalo

    Tài liệu giải mật tiết lộ quá trình chế tạo bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô

    • DSPL
    ĐS&PL Các tài liệu được giải mật đã tiết lộ về quá trình các nhà khoa học Liên Xô hoàn thành quả bom nguyên tử đầu tiên, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ.

    Các tài liệu được giải mật đã tiết lộ về quá trình các nhà khoa học Liên Xô hoàn thành quả bom nguyên tử đầu tiên, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ.

    Mô hình quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô RDS-1. Ảnh: Sputnik

    Sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945, Liên Xô đã ngay lập tức cho rằng cần phải phát triển một loại vũ khí của riêng mình nhằm đảm bảo thế cân bằng.

    Mới đây, các tài liệu được giải mật đã tiết lộ về quá trình các nhà khoa học Liên Xô hoàn thành kế hoạch nói trên chỉ trong 4 năm sau đó.

    Các hồ sơ được công bố bởi Cơ quan hạt nhân Rosatom của Nga đã cho thấy các bức ảnh về loại vũ khí nguy hiểm này khi nó vẫn còn trong quá trình hoàn thiện.

    Dự án đầy tham vọng này là một cuộc đua thực sự với các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô, những người không chỉ phải đáp ứng thời hạn nghiêm ngặt từ chính phủ, mà còn thực hiện công việc này trong điều kiện bí mật tuyệt đối.

    Thậm chí cả sắc lệnh nhà nước về việc phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô tháng 6/1946, nằm trong số những văn bản được Rosatom công bố, cũng được viết ở dạng mật mã.

    Tài liệu giải mật vừa được Rosatom công bố. Ảnh: RT

    Bản tài liệu đánh máy dài 3 trang cho thấy Giám đốc Cục Xây dựng số 11 Pavel Zernov được chỉ thị chế tạo “động cơ phản lực C” theo hai phiên bản sử dụng “nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2) dưới sự giám sát của Phòng thí nghiệm số 2 thuộc Viện Khoa học Liên Xô. 

    Nhìn bề ngoài, có vẻ như văn bản này dường như chẳng liên quan gì tới vũ khí hạt nhân, nhưng “động cơ máy bay C” thực sự có nghĩa là bom hạt nhân, với nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2) lần lượt có nghĩa là plutoni cấp vũ khí và urani cấp vũ khí.

    Các nhà khoa học - những người phải báo cáo với chính phủ hàng tháng về tiến trình đạt được liên quan đến bom nguyên tử, chỉ được nhắc đến bằng chữ cái đầu trong tên và họ của họ trong văn bản. Những chữ cái này được viết thêm vào bằng tay.

    Toàn bộ 45 hồ sơ giải mật về các giai đoạn trong chương trình hạt nhân quân sự đã trở thành một kho tàng thực sự cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử công nghiệp nguyên tử của Liên Xô.

    Trong số các văn bản còn có giản đồ về việc bố trí những chiếc máy bay có gắn thiết bị ghi hình, chụp ảnh và đo đạc như thế nào ở trên không để có thể thu thập tối đa thông tin về vụ thử nghiệm bom RDS-1 năm 1946.

    Hình ảnh quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô trong quá trình chế tạo. Ảnh: RT

    Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô là RDS, hay còn được gọi với cái tên Pervaya Molniya (First Lightning), được thử nghiệm thành công vào ngày 29/8/1949 ở một thao trường tại thị trấn Semipalatinsk, Cộng hòa Kazakhstan thuộc Liên Xô.

    Theo học giả Mỹ J.W. Smith, trước đó, Washington không coi Moskva là mối đe dọa thực sự khi tổng thu nhập quốc nội của Liên Xô chỉ là 65 tỷ USD so với 250 tỷ của Mỹ. Các chiến lược gia thậm chí còn nhận định rằng Moskva hoàn toàn không có khả năng phản công và sẽ bị tiêu diệt nếu nổ ra xung đột.

    Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ và thay đổi đáng kể cân bằng sức mạnh thời hậu Thế chiến II. Washington buộc phải "chào đón" Liên Xô với vai trò cường quốc ngang bằng.

    Mộc Miên(Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-lieu-giai-mat-tiet-lo-qua-trinh-che-tao-bom-hat-nhan-dau-tien-cua-lien-xo-a298023.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan