+Aa-
    Zalo

    Tai nạn lao động ở nhà máy than, một công nhân thiệt mạng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại tuyến phỗng rót than ở mức -250 đến -165 vỉa K.8 Vũ Môn thuộc Công ty CP Than Mông Dương (TP Cẩm Phả) đã xảy ra tai nạn lao động làm 1 công nhân tử vong.

    (ĐSPL) - Tại tuyến phỗng rót than ở mức -250 đến -165 vỉa K.8 Vũ Môn thuộc Công ty CP Than Mông Dương (TP Cẩm Phả) đã xảy ra tai nạn lao động làm 1 công nhân tử vong.

    Vào khoảng 13h5, ngày 26/11, một công nhân được giao nhiệm vụ thông tải tại tuyến phỗng rót than ở mức -250 đến -165 vỉa K.8 Vũ Môn. Trong lúc làm việc tại tuyến phỗng rót than, công nhân này đã bị đá văng đập vào người dẫn đến tử vong.

    Nạn nhân tử vong là anh Phạm Văn L. (24 tuổi, quê Nam Định) công nhân bậc 4/6 khai thác hầm lò.

    Theo nguồn tin nhận được, cũng trong cùng ngày, một công nhân khác thuộc công ty chế tạo máy Vinacomin (Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam) đang làm thuê cho công ty Thiên Nam cũng bị tử vong khi đang làm việc. Nạn nhân được xác định là Phạm Trọng N. (24 tuổi, quê Nam Định).

    Ông Nguyễn Trọng Tốt, Giám đốc Công ty than Mông Dương xác nhận thông tin vụ việc và cho biết, ngay sau khi sự việc phía công ty đã hoàn tất các thủ tục cần thiết và bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình để lo hậu sự.

    “Ở Mông Dương ngày hôm qua (26/11-PV), là có hai vụ tai nạn, một vụ tại Công ty Thiên Nam, xảy ra tại khu vực Cọc 6, một vụ tai nạn là trên mặt bằng trong quá trình bốc đất đá thì bị lấp vào người, còn một vụ là tai nạn do than văng vào người”, ông Tốt cho hay.

    Ông Vũ Quốc Tiến, Chủ tịch TP Cẩm Phả cho biết, sau khi nhận được thông tin vụ việc đã cử lãnh đạo TP kiểm tra và tiến hành hỗ trợ mỗi nạn nhân trong vụ tai nạn số tiến là 6 triệu đồng.

    Hiện nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.

    Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (Bộ luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

    Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Bộ luật Lao Động năm 2012)

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    HÀ CƯỜNG

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-nan-lao-dong-o-nha-may-than-mot-cong-nhan-thiet-mang-a171818.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan