+Aa-
    Zalo

    Tại sao Boeing 777 ở chế độ bay tự động khi gặp nạn?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Một báo cáo mới đây về sự biến mất bí ẩn của chuyến bay MH370 ủng hộ giả thuyết rằng, phi hành đoàn đã bất tỉnh khi phi cơ ở chế độ bay tự động.

    (ĐSPL) - Một báo cáo mới đây về sự biến mất bí ẩn của chuyến bay MH370 ủng hộ giả thuyết rằng, phi hành đoàn đã bất tỉnh khi phi cơ ở chế độ bay tự động.

    Theo AP, trong một báo cáo của Cục An toàn Vận tải Australia (ATSB), các nhà chức trách khẳng định, họ tin rằng chiếc phi cơ đang bay ở chế độ tự động cho tới khi hết nhiêu liệu và rơi xuống.

    Đây là một chi tiết quan trọng trong cuộc điều tra mà cho đến nay, ngoài suy đoán, người ta vẫn chưa công bố lý do nào về sự biến mất bí ẩn của chiếc phi cơ xấu số. Thông tin mới dựa trên kết quả phân tích chi tiết về liên lạc giữa chiếc máy bay với hệ thống vệ tinh Inmarsat, theo ABC News.

    Martin Dolan, người đứng đầu Cục An toàn Vận tải Australia, nhận định ai đó trên chuyến bay này đã kích hoạt chế độ bay tự động.

    “Nếu máy bay đang ở chế độ bay tự động, ai đó đã kích hoạt hệ thống đó”, báo New York Times dẫn lời Dolan.

    Tại sao Boeing 777 ở chế độ bay tự động khi gặp nạn?

    Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia.

    Theo báo cáo, khi máy bay hết nhiên liệu, các động cơ hiếm khi “chết” cùng một lúc. Sau đó, nó sẽ bay một cách không kiểm soát và lượn hình xoắn ốc. Với đường bay này, chiếc phi cơ có thể rơi xuống đại dương ở vị trí xa hơn về phía nam so với tính toán ban đầu và các nhà điều tra cũng đang chuyển vùng tìm kiếm.

    Nếu chiếc máy bay được tìm thấy tại khu vực dự đoán, nó có thể cung cấp bằng chứng cuối cùng về nguyên nhân của vụ tai nạn này. Tuy nhiên, khu vực tìm kiếm mới có diện tích 23 nghìn dặm vuông, lớn hơn gần 70 lần khu vực tìm kiếm trước đó. Do vậy, người ta sẽ mất một khoảng thời gian trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về số phận chuyến bay MH370.

    Nếu chiếc phi cơ bay ở chế độ tự động cho tới khi hết nhiên liệu thì không thể có hành động cố ý chuyển hướng hay đâm xuống biển. Sự thật là các phi công không còn liên lạc dù ở chế độ bay tự động có thể cho thấy, phi hành đoàn bị bất tỉnh. Báo cáo của cơ quan này suy đoán rằng, tình trạng mất áp suất trong buồng lái cũng có thể là nguyên nhân của vụ tai nạn.

    Nếu hạ áp suất trong máy bay, phi hành đoàn cần đeo mặt nạ dưỡng khí, thiết bị có thể cung cấp khí oxy trong khoảng một tiếng. Mặt nạ dành cho hành khách chỉ có thể cung cấp oxy trong 20 phút. Nếu không hạ độ cao xuống, phi hành đoàn có thể rơi vào tình trạng giảm oxi-huyết (thiếu oxy trong máu), rối loạn và không còn khả năng thực hiện việc gì, ngay cả những nhiệm vụ đơn giản nhất.

    Trước đó, người ta suy đoán một vụ cháy hay tình trạng thiếu oxy trên chuyến bay đã khiến chiếc máy bay gặp tai nạn sau nhiều giờ bay tự động. Năm 1999, chiếc phi cơ Learjet của golf thủ người Mỹ Payne Stewart đã rơi xuống chỉ khoảng 4 giờ sau do phi công và hành khách bị thiếu oxy.

    Báo cáo của Cục An Toàn Vận tải Australia cho biết: “Giai đoạn cuối của trạng thái thiếu oxy trong máu dường như là bằng chứng phù hợp với chặng đường cuối của chuyến bay MH370, khi nó hoàn toàn bay về hướng nam”. Báo cáo nói thêm rằng, đánh giá này là một giả định giúp ích cho hoạt động tìm kiếm, chứ không phải xâm phạm quyền xác định cuối cùng nguyên nhân vụ tai nạn của chính phủ Malaysia.

    Nếu báo cáo của ATSB là chính xác, một số giả thuyết dấy lên kể từ khi chiếc máy bay biến mất vào rạng sáng ngày 8/3 có thể được loại bỏ. New York Times nhấn mạnh rằng một số nhà điều tra từng nghiên cứu về khả năng một trong số các thành viên tổ bay có ý định tự sát, mang theo những hành khách cùng với anh ta. Tuy nhiên, hành động để máy bay bay cho tới khi hết nhiên liệu sau gần 7 tiếng đồng hồ để tự sát dường như không xảy ra.

    Báo cáo của ATSB có thể ủng hộ một giả thuyết của Andrew Aude, sinh viên của Đại học Stanford rằng, “sự cố giảm áp suất” có thể vô hiệu hóa hệ thống liên lạc hoặc sự giảm áp suất diễn ra chậm đến mức phi công không nhận ra điều đó là nguy hiểm cho tới khi quá muộn.   

    Mặc dù một số giả thuyết của Andrew hiện nay có thể không đúng, nhưng sự cố giảm áp suất mà không được phát hiện sớm có thể giúp lý giải việc không có cuộc liên lạc nào giữa máy bay và các nhân viên trên mặt đất về tình trạng này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-boeing-777-o-che-do-bay-tu-dong-khi-gap-nan-a38619.html

    "Tin tặc" bắt cóc chuyến bay MH370?

    (ĐSPL) - Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines có thể là trường hợp đầu tiên trên thế giới bị "tin tặc" bắt cóc, theo chuyên gia chống khủng bố người Anh.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan

    "Tin tặc" bắt cóc chuyến bay MH370?

    (ĐSPL) - Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines có thể là trường hợp đầu tiên trên thế giới bị "tin tặc" bắt cóc, theo chuyên gia chống khủng bố người Anh.