+Aa-
    Zalo

    Tại sao con người lại ngáp?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hành vi ngáp của con người khiến các nhà khoa học “đau đầu” trong hơn hai thiên niên kỷ. Liệu lý thuyết mới đây có thể trả lời được câu hỏi này hay không?

    (ĐSPL) - Hành vi ngáp của con người khiến các nhà khoa học “đau đầu” trong hơn hai thiên niên kỷ. Liệu lý thuyết mới đây có thể trả lời được câu hỏi này hay không?

    Nhiều giả thuyết về hành vi ngáp

    Theo tin tức trên BBC News, Robert Provine - nhà tâm lý học tại Đại học Maryland, Baltimore County (Mỹ) và là tác giả của cuốn 'Hành vi lạ lùng: ngáp, cười, nấc, và nhiều hơn thế' đã tiến hành thử nghiệm bằng cách yêu cầu sinh viên thử ngáp mà vẫn khép môi hoặc hít thở qua hàm răng nghiến chặt, hoặc cố gắng để ngáp với điều kiện mũi bị kẹp lại.

    Qua thử nghiệm, ông Provine đã cố gắng khám phá bí ẩn trong suốt nhiều thiên niên kỷ: Tại sao chúng ta ngáp?

    Có thể nói, người đầu tiên nghiên cứu về hành vi ngáp là nhà vật lý Hy Lạp Hippocrates cách đây gần 2.500 năm. Ông tin rằng, ngáp giúp giải phóng khí độc, đặc biệt là khi chúng ta bị sốt.

    "Giống như hiện tượng một lượng lớn hơi nước thoát ra từ nồi nước khi đang sôi, không khí tích tụ trong cơ thể được đẩy qua miệng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên", ông viết.

    Hành vi ngáp phổ biến trong thế giới động vật, nhưng chúng ta vẫn chưa rõ ngáp có tác dụng gì. 

    Những lý giải khác nhau về hành vi ngáp vẫn được đưa ra cho đến thế kỷ 19. Các nhà khoa học giải thích rằng ngáp hỗ trợ hoạt động hô hấp, kích hoạt một luồng khí oxy cho nguồn máu, trong khi xả ra carbon dioxide (CO2). Nếu đúng như vậy thì mọi người ngáp nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào lượng nồng độ oxy và CO2 trong không khí.

    Tuy nhiên, khi Provine yêu cầu các tình nguyện viên thở các hỗn hợp khí khác nhau, ông không thấy sự thay đổi như vậy.

    Ngáp có tính dây chuyền

    Nhiều giả thuyết nhắm vào bản chất kỳ lạ, tính chất lây nhiễm ngáp.

    “Khoảng 50\% những người quan sát một cái ngáp sẽ ngáp. Nó có mức lây nhiễm lạ thường vì người ta chỉ cần nhìn thấy hoặc nghe người khác ngáp hay thậm chí đọc về việc ngáp là sẽ ngáp theo”, nhà tâm lý Provine nói.

    Vì lý do này, một số nhà nghiên cứu đã tự hỏi liệu ngáp có thể là một hình thức cơ bản của truyền thông hay không? Nếu như vậy, những thông tin mà hành vi ngáp truyền đi là gì?

    Chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi khi chúng ta ngáp. Do vậy, một giả thuyết là việc ngáp sẽ giúp đặt lại đồng hồ sinh học của mọi người để có cùng nhịp. Tuy nhiên, chúng ta cũng ngáp khi căng thẳng. Chẳng hạn như, vận động viên Olympic thường ngáp trước khi vào cuộc đua.

    Do vậy, một số nhà nghiên cứu, trong đó có ông Provine, tin rằng những động tác gắng sức có thể có một vai trò chung hơn trong việc khởi động lại não. Chẳng hạn như, khi bạn đang buồn ngủ thì ngáp làm cho bạn tỉnh táo hơn, hoặc khi bạn đang bị phân tâm thì ngáp sẽ làm cho bạn tập trung hơn.

    Trong khi đó, nhà nghiên cứu người Pháp Olivier Walusinski cho rằng, ngáp giúp bơm dịch tủy bao quanh não và có thể gây chuyển đổi trong hoạt động thần kinh.

    Với rất nhiều cách giải thích khác nhau và mâu thuẫn, việc đi đến một lý thuyết thống nhất và phổ quát của hành vi ngáp trở nên khó khăn hơn.

    Hiện tượng ngáp dây chuyền đồng nghĩa với việc tất cả chúng ta đi ngủ cùng một lúc? 

    Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, một cơ chế cơ bản đã xuất hiện có khả năng giải thích được các nghịch lý này.

    Andrew Gallup, hiện làm việc tại Đại học New York ở Oneonta (Mỹ), nhận ra rằng ngáp có thể giúp thư giãn não và ngăn não bộ bị quá nhiệt.

    Gallup cho biết, chuyển động mạnh của hàm có tác dụng vận chuyển lưu lượng máu xung quanh hộp sọ và giúp giải nhiệt dư thừa, trong khi việc hít sâu mang không khí lạnh vào các hốc xoang và vào xung quanh động mạch cảnh trở lại vào trong não.

    Hơn nữa, các động tác của ngáp cũng có thể uốn cong màng của các xoang - thổi cơn gió nhẹ thông qua các lỗ hổng làm các chất nhầy trong mũi chúng ta bay hơi, qua đó giúp thư giãn đầu của chúng ta giống như có máy điều hòa nhiệt độ.

    Quan trọng hơn, việc làm mát não có thể lý giải được những điều tưởng như mâu thuẫn về việc ngáp hàng loạt.

    Tuy nhiên, lý thuyết của Gallup chưa hóa giải được tranh cãi giữa các nhà khoa học về hành vi ngáp.

    "Thử nghiệm của Gallup không đưa ra được bất kỳ bằng chứng thực nghiệm thuyết phục nào để ủng hộ lý thuyết của ông", Hess nói. Cụ thể, luận điểm của Gallup chưa đưa ra những phương pháp trực tiếp của việc thay đổi nhiệt độ trong não bộ.

    Mặc dù vậy, Provine có cái nhìn tích cực hơn và tin rằng, đây có thể là một cách mà hành vi ngáp giúp não bộ thay đổi trạng thái và giúp não tập trung.

    Lược dịch bài viết của phóng viên David Robson được đăng trên BBC News.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-sao-con-nguoi-lai-ngap-a75186.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan