Tầm quan trọng của thỏa thuận tàu ngầm Nhật-Australia


Thứ 6, 11/07/2014 | 00:31


Cùng sự kiện

(ĐSPL) -Trong chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Canberra và Tokyo đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng chưa từng có.

(ĐSPL) -Trong chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Canberra và Tokyo đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng chưa từng có.
Tầm quan trọng của thỏa thuận tàu ngầm Nhật-Australia

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe  và Thủ tướng Australia Tony Abbott (phải) ký thỏa thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng ngày 8/7 tại Canberra.

Trọng tâm của thỏa thuận hợp tác quốc phòng này là việc Nhật Bản cung cấp tàu ngầm cho Australia.
Báo Want China Times của Đài Loan số ra ngày 10/7 trích dẫn một  bài viết đăng trên nhật báo The Australian nêu bật tầm quan trọng của thỏa thuận này.
Trong bài viết đăng trên báo The Australian, chuyên gia Brendan Nicholson cho rằng một trong những nguyên nhân thúc đẩy Nhật Bản và Australia củng cố quan hệ quân sự-quốc phòng chính là mối đe dọa của Trung Quốc trong khu vực  Châu Á-Thái Bình Dương.
Thỏa thuận an ninh quốc phòng Nhật-Australia cho phép đào tạo nhân viên quân sự Nhật Bản trên lãnh thổ Australia và hai bên sẽ cùng nhau thực hiện một chương trình đóng tàu ngầm theo công nghệ Nhật Bản, cụ thể là đóng loại tàu ngầm lớp Soryu.
Trong khuôn khổ dự án SEA 1000, Hải quân Australia sẽ thay thế 7 tàu ngầm lớp Collins cũ hiện có bằng 12 tàu ngầm lớp Soryu chạy bằng diesel và điện. Theo chuyên gia Nicholson, tàu ngầm lớp Soryu là loại tàu ngầm diesel-điện lớn nhất thế giới hiện nay và rất có thể là tốt nhất.
Tầm quan trọng của thỏa thuận tàu ngầm Nhật-Australia

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản là loại tàu ngầm diesel-điện lớn nhất thế giới hiện nay và rất có thể là tốt nhất.

Điều hấp dẫn Hải quân Australia là tàu ngầm lớp Soryu của Nhật sử dụng động cơ đẩy AIP, mất ít thời gian nổi lên trên mặt nước hơn các loại tàu ngầm thông thường  khác. Loại tàu này được cho là thích hợp nhất đối với Hải quân Australia vốn phải bảo vệ những vùng biển bao quanh vô cùng rộng lớn.
Trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc, ngoài việc tăng cường liên minh quân sự với Canberra, Tokyo cũng đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Nam Á đang bị Bắc Kinh dùng sức mạnh hải quân chèn ép ở Biển Đông, cụ thể là Philippines và Việt Nam.
Riêng đối với Việt Nam, theo RFI, hôm 7/7, nhân chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản Akinori Eto đã xác nhận việc Tokyo đang xúc tiến thủ tục tài trợ cho Việt Nam đóng thêm tàu tuần tra biển. Số tiền này sẽ được cấp dưới dạng viện trợ ODA.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quan-trong-cua-thoa-thuan-tau-ngam-nhat-australia-a40539.html