Tam Quốc Diễn Nghĩa: Mãnh tướng bí ẩn mạnh hơn Trương Phi, suýt giết Mã Siêu khiến Tào Tháo bội phục


Thứ 3, 01/12/2020 | 06:00


Cùng sự kiện

Tam Quốc Diễn Nghĩa lưu truyền câu nói "nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi" như để nói về 6 danh tướng được đánh giá là mạnh nhất thời Tam Quốc.

Tam Quốc Diễn Nghĩa lưu truyền câu nói "nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi" như để nói về 6 danh tướng được đánh giá là mạnh nhất thời Tam Quốc.

Tuy nhiên, lời bình này không nhận được sự tán thành của nhiều người, bởi giai đoạn loạn chiến này còn tồn tại rất nhiều mãnh tướng khác, thậm chí từng đánh bại cả các nhân vật trong câu nói trên nhưng lại vô tình bị quên lãng.

Ví dụ, thời Tam Quốc tồn tại một viên đại tướng mạnh hơn Trương Phi, Hứa Chử, từng một thương suýt chút nữa đoạt mạng Mã Siêu, khiến Tào Tháo vô cùng khâm phục. Đó chính là Diêm Hành.

Vào cuối thời Đông Hán, Hàn Toại nhờ có sức mạnh của quân Tây Lương mà trở thành bá chủ một phương. Đổng Trác từng dẫn quân thảo phạt Hàn Toại nhưng không thành, ngược lại còn khiến thế lực của Hàn Toại lớn mạnh hơn.

Sau đó, Mã Đằng tìm đến liên minh và kết bái huynh đệ với Hàn Toại. Thế lực của Mã Đằng cũng dần lớn mạnh theo thời gian, thế rồi giữa hai huynh đễ Mã-Hàn xảy ra nội chiến.

Theo ghi chép, Diêm Hành là một tiểu tướng cũng có chút tiếng tăm từ khi còn rất trẻ, rất giỏi võ nghệ, được xem là "ngôi sao hi vọng" của thế lực Hàn Toại.

Vào những đầu của niên hiệu Kiến An, xung đột giữa Hàn Toại và Mã Đằng chính thức bùng nổ. Diêm Hành thúc ngựa tiên phong, lao thẳng đến chỗ Mã Đằng. Mã Siêu làm sao có thể làm ngơ trước hành động kiêu ngạo như vậy, thế rồi cũng thúc bạch mã phi tới tiếp chiến với Diêm Hành.

Trường thương của Mã Siêu và trường kích của Diêm Hành như 2 viên thiên thạch va vào nhau, chấn động giữa chiến trường. Trường kích của Diêm Hành bị gãy, Mã Siêu thừa thế lao tới tấn công thì bị Diêm Hành dùng mảnh kích gẫy tấn công vào cổ, khiến Mã Siêu chút nữa mất mạng.

Vậy điều gì đã xảy ra sau đó? Sử sách không nhắc tới, nhưng từ tình tiết trên, chắc hẳn lúc đó cuộc chiến giữa Diêm Hành và Mã Siêu vô cùng quyết liệt, nếu không thì làm sao cây kích có thể gãy được? Và kết quả là Diêm Hành đã có thể rút lui sau khi mất vũ khí, còn Mã Siêu cũng kinh hãi vì suýt mất mạng.

Dù kết quả của cuộc so tài được xem là bất phân thắng bại nhưng có thể đánh giá rằng Diêm Hành không hề thua kém Mã Siêu và có phần nhỉnh hơn Trương Phi và Hứa Chử. Bởi Trương Phi và Hứa Chử từng phải cởi giáp, đổi ngựa mà không thể đánh bại Mã Siêu, trong khi đó Diễm Hành suýt chút nữa đã tiễn Mã Siêu vào Quỷ Môn Quan.

Một viên tướng dũng mãnh như Diêm Hành đương nhiên không lọt qua con mắt tinh anh của Tào Tháo.

Năm Công Nguyên 209, Diễm Hành được Hàn Toại cử đi sứ gặp Tào Tháo. Ông được Tào Tháo đối đãi rất hậu, thậm chí còn được phong làm Kiền Vi Thái thú.

Được chứng kiến cơ đồ của Tào Tháo, Diêm Hành phần nào cảm nhận được cục diện thiên hạ sắp tới. Ông khuyên Hàn Toại rằng: "Tướng quân! Ngài cũng nhìn thấy đó. Chúng ta theo Đằng 30 năm chẳng có kết quả. Chi bằng dựa vào Tào Tháo, từ đó có thể an phận làm chủ một vùng".

Sau đó, cha của Diêm Hành và con của Hàn Toại được đưa đến kinh thành, nhằm biểu thị ý định phục Tào. Chẳng thể ngờ, Mã Siêu lại muốn khởi binh phản Tào, báo thù cho cha, Hàn Toại cũng theo Mã Siêu làm phản. Diêm Hành can ngăn Hàn Toại nhưng Hàn Toại không nghe mà xuất binh tham chiến.

Năm Công Nguyên 211, Mã Siêu bị Tào Tháo đánh bại, con trai của Hàn Toại bị giết. Tào Tháo đích thân viết một bức thư gửi cho Diêm Hành, vừa hết lời ca ngợi tán dương vừa tỏ ý chiêu mộ Diêm Hành về làm việc.

Trong thư Tào Tháo viết: "Mặc dù ta đã giết con trai Hàn Toại nhưng chưa giết phụ thân của ông. Nay phụ thân ông đang tạm thời 'sống' trong ngục, đó không phải một nơi tốt để dưỡng lão. Tướng quân mau đến cho ta, vẫn là ông đích thân chăm sóc phụ thân thì tốt hơn".

Biết tin đó, Hàn Toại liền đem con gái út ép gả cho Diêm Hành, khiến Tào Tháo bắt đầu sinh nghi. Tuy nhiên, Diêm Hành vẫn đem quân tập kích Hàn Toại, rồi trở về gia nhập với tướng Tào là Hạ Hầu Uyên.

Năm Công Nguyên 215, Diêm Hành theo Tào Tháo đi đánh Hàn Toại một lần nữa, sau đó không còn bất cứ ghi chép nào liên quan tới mãnh tướng này.

Hoa Vũ (Theo Sohu)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-dien-nghia-manh-tuong-bi-an-manh-hon-truong-phi-suyt-giet-ma-sieu-khien-tao-thao-boi-phuc-a347879.html