+Aa-
    Zalo

    Tăng cường phối hợp công tác giữa Viện Nghiên cứu lập pháp và Hội Luật gia Việt Nam

    • DSPL
    ĐS&PL Ngày 20/1, Viện Nghiên cứu lập pháp và Hội Luật gia Việt Nam ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2026. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết.
    chu tich quoc hoi
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết. Ảnh: VGP

    Việc xây dựng và ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2021-2026 nhằm tăng cường phối hợp công tác giữa Viện Nghiên cứu lập pháp và Hội Luật gia Việt Nam, phát huy đầy đủ vai trò, thế mạnh của mỗi bên, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực công tác thuộc phạm vi phối hợp.

    Theo đó, Chương trình hợp tác giữa 2 bên tập trung vào một số điểm chính như: Tham gia công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật trong xây dựng, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình hoạt động của Quốc hội; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những vấn đề về xây dựng và thi hành pháp luật;…

    Phát biểu chỉ đạo tại Lễ ký kết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, tiếp nối truyền thống 76 năm của Quốc hội và thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, Quốc hội quyết tâm tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.

    Để thực hiện mục tiêu trên, Quốc hội đặc biệt coi trọng cơ chế chuyên gia và đã giao cho Viện Nghiên cứu lập pháp làm đầu mối xây dựng mạng lưới sáng kiến của Quốc hội, huy động tối đa đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực, các ngành, các giới tham gia đóng góp cho  hoạt động của Quốc hội.

    Do đó, hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lập pháp và Hội Luật gia Việt Nam thực chất là hợp tác giữa các cơ quan của Quốc hội, Quốc hội với giới luật gia trong cả nước.

    Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp có tôn chỉ mục đích bảo vệ quyền con người, quyền tự do dân chủ của nhân dân, xây dựng nền khoa học pháp lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Trong thực tế, Hội Luật gia Việt Nam cũng đã từng là cơ quan đề xuất, chủ trì một số dự án luật quan trọng, đóng góp lớn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật qua các thời kỳ.

    Đánh giá mạng lưới hội viên Hội Luật gia Việt Nam có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, vững vàng chuyên môn ở nhiều lĩnh vực đa dạng, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng Hội Luật gia Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt động nghiên cứu, góp ý, phản biện chính sách, góp phần thiết thực và hiệu quả vào hoạt động của Quốc hội trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

    Đánh giá cao 12 nội dung hợp tác cụ thể giữa Viện Nghiên cứu lập pháp và Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả hợp tác giữa hai cơ quan; khẳng định, Lãnh đạo Quốc hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện chương trình hợp tác giữa hai cơ quan.

    Cùng với cơ chế hợp tác này, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Viện Nghiên cứu lập pháp tiếp tục mở rộng các hoạt động hợp tác với giới chuyên gia trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động và đóng góp hiệu quả hơn nữa cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

    Theo Báo Chính Phủ

    Link Nguồn: https://baochinhphu.vn/tang-cuong-phoi-hop-cong-tac-giua-vien-nghien-cuu-lap-phap-va-hoi-luat-gia-viet-nam-102220120162449326.htm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-cuong-phoi-hop-cong-tac-giua-vien-nghien-cuu-lap-phap-va-hoi-luat-gia-viet-nam-a526325.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan