+Aa-
    Zalo

    Tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả chính sách BHTN

    • DSPL
    ĐS&PL Trong quá trình phát triển đất nước, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Nâng cao năng suất....

    Trong quá trình phát triển đất nước, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Nâng cao năng suất lao động là vấn đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững.

    Thời gian qua, năng suất lao động của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể song vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng, còn khiêm tốn so với khu vực ASEAN. Nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các định hướng lớn về cải cách để thúc đẩy tăng năng suất lao động của Việt Nam, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 07/CT-TTg.

    Nâng cao hiệu quả chính sách BHTN

    Thực hiện các định hướng lớn về cải cách để thúc đẩy tăng năng suất lao động: Tổ chức mạng lưới và nâng cao năng lực quản trị nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nhất là từ lao động có giá trị gia tăng thấp sang có giá trị gia tăng cao hơn; cải cách khu vực tài chính ngân hàng, ưu tiên dòng vốn vào các lĩnh vực có năng suất cao hơn; cải cách mạnh mẽ hơn nữa khu vực doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt nâng cao tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo; tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc; tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng – Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số giải pháp, trong đó:

    Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/08/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và việc làm bền vững, đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại người lao động và đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao đủ năng lực tham gia nền sản xuất thông minh, kinh doanh dựa trên công nghệ hiện đại; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm, tập trung thực hiện hiệu quả dự báo, thông tin thị trường lao động, kết nối cung - cầu lao động, nâng cao hiệu quả của chính sách BHTN.

    Rà soát, nghiên cứu hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với xu thế chung của thế giới, ưu tiên đầu tư phát triển đào tạo một số ngành, nghề quan trọng, nhất là đối với những ngành, nghề có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội, đến hoạch định chính sách phát triển đất nước; nghiên cứu, sớm triển khai phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, xác định các tiêu chí và từng bước xây dựng hệ thống giáo dục mở; khẩn trương xây dựng quy hoạch, sắp xếp hệ thống giáo dục gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với đào tạo, phục vụ sản xuất, kinh doanh và hợp tác quốc tế.

    Đẩy nhanh việc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia để tăng năng suất lao động; kết nối doanh nghiệp ICT với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để xây dựng, áp dụng các công nghệ mới vào quá trình sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng năng suất lao động; thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân trong vấn đề nâng cao năng suất lao động.

    Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy nhanh việc đào tạo lại, nâng cao kỹ năng của đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động tương thích, đủ năng lực vận hành chính quyền điện tử.

    Các cấp công đoàn chủ động phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động về lợi ích, trách nhiệm tham gia nâng cao năng suất lao động, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua Lao động giỏi, Lao động sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, Tham mưu giỏi, phục vụ tốt trong khu vực hành chính, đơn vị sự nghiệp; phát huy vai trò, trí tuệ của đoàn viên công đoàn, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật - công nghệ góp phần nâng cao năng suất lao động; tham gia với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động năm 2019 và tổ chức thực hiện các chính sách.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-nang-suat-lao-dong-nang-cao-hieu-qua-chinh-sach-bhtn-a311675.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan