+Aa-
    Zalo

    Tập yoga: Luyện thân, luyện trí nếu không biết cách có thể tử vong

    • DSPL
    ĐS&PL Trên thế giới từng ghi nhận một trường hợp chết vì yoga do tác giả Richard Kieninger kể trong cuốn “Những người tìm kiếm tâm linh - The Spiritual Seekers”

    Trên thế giới từng ghi nhận một trường hợp chết vì yoga do tác giả Richard Kieninger kể trong cuốn “Những người tìm kiếm tâm linh - The Spiritual Seekers” xuất bản năm 1986 của mình. Đó là một phụ nữ bị rối loạn nội tiết tuyến thượng thận sau một thời gian dài luyện tập yoga. Các bác sĩ đã không thể lập lại trạng thái cân bằng hormon, cuối cùng người phụ nữ đã chết.

    Tại Việt Nam chưa từng có trường hợp nào được ghi nhận là tử vong do tập yoga nhưng những trường hợp chấn thương do tập yoga sai cách thì nhiều vô kể.

    Theo BS Duy Anh (Phòng khám Bệnh viện E), các chấn thương do tập yoga gần đây có xu hướng tăng, thường do chấn thương vùng cổ, vai gáy và lưng, do tập sai tư thế… Các động tác khó lặp lại nhiều có thể kéo giãn dây chằng, đau khớp vùng chậu, căng cơ vùng cột sống, lưng, cổ, vai, đầu gối, cẳng chân, đĩa đệm cột sống, gây chấn thương.

    Những vụ chấn thương vì yoga

    Lớp yoga buổi 18 – 19h đang tập thì chị Minh Thúy (40 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) chới với ngồi bệt xuống, kêu buồn nôn, chóng mặt. Ngay lập tức, thầy giáo tới hỗ trợ vài động tác giúp chị tỉnh lại. Tìm hiểu nguyên nhân xong, thầy nói do chị buổi trưa ăn bún, chiều về đi học yoga luôn nên bị đói, tụt huyết áp, may là không bị ngã vì ngã là có thể bị chấn thương. Thầy giáo khuyên chị nằm thư giãn rồi về.

    Chị Ngọc Anh (45 tuổi, ở Mai Động, Hà Nội) đi tập yoga được gần một tuần. Thấy nhiều người nói động tác khoanh chân bẻ gối nhổm dậy, xoạc chân, vặn người… rất dễ chịu cho lưng và hông, nên dù được thầy giáo dặn với người mới tập hãy làm từ từ… nhưng chị vẫn cố tập “cho bằng người”. Sau đó, chị cảm thấy hơi đau đầu gối, vùng háng phải. Nghĩ là mới tập nên bị vậy nên chị Ngọc Anh vẫn cố tập. Tới khi cơn đau lan tới vùng thắt lưng, cả khi xoay người, khi đứng thì chị buộc phải đi bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán chị bị rách cơ bám chỗ khép đùi, phải ngừng tập và uống thuốc điều trị.

    Còn chị Thu Hòa (38 tuổi, ở đường Nguyễn Hoàng Tôn, Hà Nội) hay bị stress, khó ngủ, đau thắt lưng lâu năm cũng chọn môn yoga để nâng cao thể trạng. Sau 2 tháng học ở trung tâm, chị mua sách về tự tập tại nhà. Nhưng càng tập chị càng mệt, cổ và cột sống đau hơn. Đi khám, chị được các bác sĩ khuyên rằng, các động tác yoga như vặn xoắn người, cúi người quá mức khiến chị bị thoát vị đĩa đệm.

    Cần hết sức cẩn thận khi tập yoga để tránh những chấn thương đáng tiếc.

    Tập yoga khi đến đẳng cấp cao còn dễ bị "tẩu hỏa nhập ma". Đó là câu chuyện được viết trong cuốn sách của 2 tác giả là John Ankerberg và John Weldon, có tựa đề “Sự xuất hiện của bóng tối: Đứng trước sự lừa dối sâu xa”, xuất bản năm 1993. Nội dung có kể về trường hợp một cô gái là Carole. Quá trình luyện tập yoga, Carole được học những mật chú, để rồi sau đó cô chìm vào những cơn ác mộng và sợ hãi. Những tiếng nói xuất hiện trong đầu, những vị thần, thậm chí là ma quỷ hiện về đe dọa. Trong lúc thiền định, cô bị hành hạ cả về tinh thần lẫn thể xác. Cô cảm thấy có một thứ năng lượng cá nhân, cố tách cô ra khỏi thể xác, gây nên nỗi đau đớn quá độ, tạo những vết rách ứa máu trong tinh thần.

    Carole đã tìm đến những bác sĩ, đến những chuyên gia tâm linh… nhưng tất cả đều vô ích. Cho đến cuối cùng, Carole được bác sĩ cho vào một căn phòng, bên ngoài có khóa cửa. Ban đầu, Carole cảm thấy rằng cô sẽ chết ở đây, chết trong cô đơn và đau khổ". Nhưng thật kì lạ, Carole vẫn sống và tốt dần lên. Bác sĩ tâm thần của cô rất ngạc nhiên trước sự biến đổi kỳ diệu. Cô ấy đang ở trong tình trạng sức khỏe hoàn hảo, cả tinh thần lẫn thể chất.

    Carole ngộ ra một điều rằng, những phá hủy tinh thần và thể xác một cách khủng khiếp như vậy, có thể đã được thực hiện bằng một hình thức đơn giản, được cho là vô hại của việc tập luyện yoga thiền không phù hợp với cơ thể.

    Nguyên nhân khiến yoga trở nên nguy hiểm

    Bác sĩ Trần Văn Phúc – BV Xanh Pôn cho biết: "Tôi cho rằng, tác dụng tiêu cực của yoga cũng không nằm ngoài sự hạn chế về hiểu biết đó. Yoga hoàn toàn có thể gây nên trầm cảm, tâm thần, các rối loạn làm tổn thương thực sự về thể chất, thậm chí là chết người".

    Thiền định yoga có thể gây tác động rất lớn tinh thần con người.

    Theo đó, người tập luyện yoga phải có tố chất “tuân thủ kỉ luật sắt” cả về cơ thể lẫn tinh thần. Bởi vậy mà trẻ em, người tăng động, không có tính kiên trì, người lười biếng, tư duy không sâu sắc, tính khí bốc đồng, bất mãn, cứng nhắc thì đều không phù hợp để thực hành yoga.

    Người tập yoga luôn phải thực hiện 3 yếu tố là luyện thở, tập tư thế và luyện trí. Quá trình thực hành yoga phải trải qua 3 giai đoạn: Rèn luyện sức khỏe, làm chủ bản thân; thích ứng với môi trường; rèn luyện chân ngã, hòa đồng với vũ trụ. Nhiều người đã sai lầm khi tin rằng, ở giai đoạn 1 chỉ đơn giản là thực hành các động tác để rèn luyện sức khỏe, có thể bỏ qua triết học và tôn giáo, nên bất kì ai luyện tập cũng đều tốt.

    Phong trào luyện tập yoga tự nó đã trở thành hình thức thiền. Không thể tách riêng bài tập chỉ có động tác. Chính thế, khi phát triển ở Việt Nam, khi mà yoga bị biến thành một bộ môn luyện tập bình dân, dễ dãi như bóng đá, chạy bộ… thì lẽ dĩ nhiên, việc gặp những chấn thương là dễ xảy ra.

    Lời khuyên của chuyên gia yoga

    Anh Trần Thế Long, phụ trách 1 Trung tâm Yoga cũng cho rằng, yoga luôn có 5 bước: Thiền, khởi động, asana (tập tư thế), xoa bóp, thư giãn.

    Để tránh biến chứng cần lưu ý: Người bệnh tim mạch không nên tập tư thế vặn xoắn, cây nến, đứng trên vai, trồng cây chuối…; Người đau thần kinh tọa, đau lưng tránh các tư thế gập, vặn người; Người rối loạn tiền đình tránh tư thế trồng chuối, rắn hổ mang; Người bị u xơ tử cung cần tránh những động tác kích khối u lớn lên; Phụ nữ kỳ “đèn đỏ” muốn tập chỉ nên tập nhẹ, chủ yếu là thở, thiền, thư giãn, xoa bóp… và các động tác giúp giảm đau bụng kinh, đau mỏi lưng; Người có vấn đề về khớp cổ cần tránh các tư thế nghiêng, ngửa cổ quá mạnh.

    Người tập yoga cần kiên nhẫn, tập các động tác từ dễ đến khó dần.

    Nếu có tuổi và có vấn đề xương khớp không nhất thiết phải tập tư thế hoa sen. Các động tác cúi, chân đứng thẳng, lưng thẳng, vặn người nắm bàn chân, cổ chân cũng nên cúi xuống vừa sức, chân có thể không thẳng, không nên cố sức cho “bằng người trẻ”.

    Theo anh Trần Thế Long, khi tập yoga phải luôn “lắng nghe” cơ thể, không cố ép mình vào một tư thế đau hay khó chịu, cử động từ tốn để vào tư thế, giữ tư thế và ra khỏi tư thế luôn thấy thoải mái và cần thư giãn, hồi phục. Tư thế thư giãn khoảng 5 phút cuối buổi tập không nên bỏ vì là thời gian tiếp nhận hiệu quả tập đẹp đẽ nhất của yoga.

    Quá trình tập cần quan sát cơ thể:

    - Nếu thấy khoẻ mạnh, ngủ ngon hơn, da mặt đẹp, mắt sáng, tinh thần minh mẫn hơn... là tập hiệu quả. Nếu có những cử động rung cơ thể, tập tiếp sẽ hết.

    - Nếu tập một thời gian thấy mình hay gắt gỏng, sợ tiếng động, ngủ không ngon giấc, mắt mờ đi, đau người... nên ngừng tập và tìm hiểu nguyên nhân.

    - Đang tập mà thấy choáng, đau, chóng mặt… cần dừng tập ngay.

    - Sau tập thấy mệt mỏi, đau nhức là tập quá đà, nên dừng lại ngay.

    - Lúc đau ốm, suy sụp sức khỏe nên ngừng tập, khi hồi phục sẽ tập tiếp.

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tap-yoga-luyen-than-luyen-tri-neu-khong-biet-cach-co-the-tu-vong-a226582.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan