+Aa-
    Zalo

    Tạt axit là hành động mất nhân tính nhưng chưa thể tử hình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Giá như lúc đó đâm một dao để tôi chết đi có lẽ tôi sẽ không đau đớn, khổ sở như bây giờ. Họ không giết tôi nhưng hủy hoại cả cuộc đời tôi…”

    (ĐSPL) - “Giá như lúc đó đâm một dao để tôi chết đi có lẽ tôi sẽ không đau đớn, khổ sở như bây giờ. Họ không giết tôi nhưng hủy hoại cả cuộc đời tôi…”

    Báo Đời sống & Pháp luật đã đăng tải loạt bài Cuộc đời những nạn nhân mang nỗi đau axit để phản ánh về những nỗi đau do axit mang lại.

    Có một nạn nhân của trong vụ tạt axit đã nói rằng: “Giá như lúc đó đâm một dao để tôi chết đi có lẽ tôi sẽ không đau đớn, khổ sở như bây giờ. Họ không giết tôi nhưng hủy hoại cả cuộc đời tôi…”.

    Những ngày sau đó, họ sống tưởng chừng như địa ngục, sống không bằng chết với thân hình biến dạng… Nỗi mặc cảm về thân hình khiến họ sống thu mình, tự kỷ, không dám đối mặt với xã hội.

    Rất nhiều người đã cho rằng hành động tạt axít quá tàn bạo, để lại nỗi đau cho người khác. Pháp luật cần phải khẳng định đây là trọng tội, phạt thật nặng mới có thể răn đe những kẻ khác, cần thay đổi khung hình phạt đối với hành vi này. Cụ thể, có thể nâng mức tử hình vì hậu quả như là tội Giết người.

    Chị Hương - một trong những nạn nhân của vụ tạt axit...

    Liên quan đến điều này, Luật sư Nông Thị Hồng Hà - Giám đốc Công ty Luật Hồng Hà cho biết: Axit thuộc loại hóa chất nguy hiểm bởi tính ăn mòn mạnh và gây kích ứng với con người. Đây là loại hóa chất thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp. Loại hóa chất này đã được khuyến cáo tính nguy hiểm ngay từ giai đoạn sản xuất trên vỏ bao bì của sản phẩm trước khi đưa .... vào lưu thông.

    Hành vi tạt axit vào người khác thường gây cố tật cho nạn nhân nên kẻ thủ ác sẽ bị pháp luật truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” tại điều 104 của Bộ luật hình sự với mức phạt cao nhất là chung thân nếu kẻ phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác (theo khoản 4, điều 104 Bộ luật hình sự).

    Tuy nhiên, về quan điểm cho rằng cần nâng mức án đối với hành vi tạt axit vào người khác thành mức án tử hình vì hậu quả quá lớn để tương xứng với tội “Giết người”, theo Luật sư Nông Thị Hồng Hà là chưa cần thiết vì hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đã bãi bỏ án tử hình nên chúng ta cũng cần cân nhắc về loại hành vi này.

    Luật sư Nông Thị Hồng Hà - Giám đốc Công ty Luật Hồng Hà.

    Kẻ thủ ác tạt axit vào người khác nhằm mục đích thù tức, làm cho người bị hại sống cũng như chết vì hình hài dị dạng, khiến cho người bị hại luôn mặc cảm, tự ti về  bản thân. Ngoài ra, họ còn phải gánh chịu búa rìu dư luận khi bị cho rằng chắc có ân oán gì đó với kẻ thủ ác nên mới phải chịu hậu quả vậy, vì thế họ phải chịu đau đớn cả về mặt tinh thần cho đến hết cuộc đời.

    Việc xác định mức độ nguy hiểm của một hành vi vi phạm pháp luật cần phải căn cứ vào mục đích, động cơ của người thưc hiện hành vi đó chứ không chỉ xem xét đến hậu quả của hành vi.

    “Theo quan điểm của tôi riêng loại tội phạm này cần nâng mức bồi thường lên hơn nữa nhằm bù đắp những tổn thất về thu nhập đặc biệt tổn thất tinh thần mà người bị hại đã phải gánh chịu trong suốt phần đời còn lại”, Luật sư Hà cho biết.

    Axit là một trong những hóa chất không thể thiếu được của nhiều ngành công nghiệp hay y tế nên mặt hàng này cũng đang bán rộng rãi và chưa có cơ quan nào quản lý xem trong trường hợp nào thì được mua bán axit. Chính điều này đã làm cho mức độ nguy hiểm của axit ngày càng lớn. 

    Về việc có hay không quy định xử phạt những cửa hàng bán axit như vậyLuật sư Hà cho biết, Luật hóa chất đã có riêng chương III từ Điều 11 đến Điều 26 quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải tuân thủ.

    Trong luật Hóa chất còn liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất (Điều 7, Luật hóa chất) mà một trong các hành vi bị nghiêm cấm là:..Sử dụng hóa chất....thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường” (Khoản 4, Điều 7, Luật Hóa chất).

    Việc mua bán các loại hóa chất nguy hiểm phải do các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh theo giấy đăng ký kinh doanh đa được cấp. Tuy nhiên đây không phải là loại hàng hóa cấm bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống nên các cửa hàng kinh doanh nhỏ vẫn mua về để kinh doanh bán lẻ. Còn việc người mua sử dụng loại hóa chất nguy hiểm không đúng mục đích vi phạm vào một trong các hành vi bị cấm theo điều 7 Luật hóa chất sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm.

    Theo luật sư Hà, hành vi dùng axit gây thương tích cho người khác nhằm giải quyết mâu thuẫn trong tình cảm hay trong làm ăn của một vài kẻ phạm tội mang tính chất dã man, độc ác. Chỉ vì động cơ đê hèn. kẻ thủ ác đã làm cho người bị hại trở thành phế nhân phải sống trong đau đớn về thể xác và tinh thần.

    “Đây là một việc làm không thể dung tha, mất nhân tính, pháp luật cần nghiêm trị để giáo dục kẻ phạm tội đồng thời răn đe những con người thiếu hiểu biết pháp luật, luôn muốn giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường bạo lực mà trong đó mâu thuẫn về tình cảm là chính.”, Luật sư Hà cho biết thêm.

    KIỀU LINH

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tat-axit-la-hanh-dong-mat-nhan-tinh-nhung-chua-the-tu-hinh-a109917.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.