Tây Du Ký: Ngán ngẩm những phiên bản phim bị tẩy chay dung tục và "kém sang"


Thứ 7, 13/03/2021 | 06:00


Cùng sự kiện

Tây Du Ký từng nhiều lần được chuyển thế thành phim. Tuy nhiên, không phải phiên bản phim nào cũng được khán giả ủng hộ và đón nhận như Tây Du Ký 1986.

Tây Du Ký từng nhiều lần được chuyển thế thành phim. Tuy nhiên, không phải phiên bản phim nào cũng được khán giả ủng hộ và đón nhận như Tây Du Ký 1986.

Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc. Tác phẩm này đã trở thành nguồn cảm hứng cho không ít nhà làm phim và cũng từng nhiều lần được chuyển thể thành nhiều phiên bản phim khác nhau. Trong đó, thành công nhất chính là Tây Du Ký 1986.

Tuy nhiên, trái ngược với hiệu ứng mà Tây Du Ký 1986 từng tạo nên, những phần phim sau đó lại gây ra nhiều tranh cãi, có những bản thậm chí còn bị kêu gọi tẩy chay vì quá phản cảm. Dưới đây là những phiên bản từng khiến khán giả ngán ngẩm vì quá nhiều "sạn" và cảnh "nóng", dung tục. 

Tây Du Ký: Đại chiến Động Bàn tơ (2020)

Năm 2020, phần mới nhất của Tây Du Ký mang tên "Tôn Ngộ Không: Đại chiến Động Bàn tơ" đã ra mắt khán giả. Từ khi công bố dự án, phần phim này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Nhiều người thậm chí còn mong đợi và dành kỳ vọng vào phiên bản phim mới. 

Dù được thực hiện bởi đạo diễn tên tuổi Vương Tinh và có sự góp mặt của dàn sao Hoa ngữ đình đám như Trần Hạo Dân, Lâm Tử Thông, La Gia Anh… nhưng phiên bản phim năm 2020 lại vấp phải không ít chỉ trích và bị chê thậm tệ. 

Phần phim Tây Du Ký năm 2020 bị chê bai thậm tệ vì quá nhiều cảnh "nóng" hở hang, và tạo hình nhân vật gây tranh cãi. 

Nguyên nhân đầu tiên là bởi nội dung không có sự đột phá. Cụ thể, "Tôn Ngộ Không: Đại chiến Động Bàn tơ" bám sát vào nguyên tác ban đầu về kiếp nạn của 4 thầy trò Đường Tăng khi đụng độ bầy yêu tinh nhện tại Động Bàn tơ. Nhiều khán giả nhận định cốt truyện phim có phần rối rắm và không khác biệt gì so với những phiên bản trước đây.

Thêm vào đó, tạo hình các nhân vật cũng khá phản cảm. Nhóm yêu nữ có dung mạo khá bình thường nhưng lại diễn quá nhiều cảnh hở hang, khoe thân, "câu dẫn" 4 thầy trò Đường Tăng khiến cảnh phim có phần "kém sang". Ngoài ra, tạo hình 4 nhân vật chính cũng gây tranh cãi vì không đem lại thiện cảm đối với người xem.

Tây Du Ký của Châu Tinh Trì

"Vua hài" Châu Tinh Trì cũng từng lấy Tây Du Ký làm nguồn cảm hứng sản xuất phim của mình. Trong đó, cả 3 phần phim của anh bao gồm "Đại thoại Tây Du" (1995), "Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 1: Hàng ma thiên" (2013), "Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2" (2017) đều có doanh thu khủng nhưng lại vấp phải nhiều phản ứng trái chiều đến từ khán giả. 

Dù có doanh thu "khủng" nhưng Tây Du Ký của Châu Tinh Trì vẫn bị chê nhiều.

Cụ thể, trong phần phim năm 1995, Tôn Ngộ Không bị khán giả chê bai dữ dội vì làm mất hình tượng trước đây của Tề Thiên Đại Thánh. Còn 2 phần phim "Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện" lại khiến người xem bức xúc vì biến Tôn Ngộ Không thành nhân vật phản diện, còn Đường Tăng lại bất ngờ có võ và thường xuyên "tấu hài".

Tây Du Ký năm 2009

Một trong những phần phim thất bại nhất từng được chuyển thể chính là Tây Du Ký 2009. Cả bộ phim từ nội dung tới kỹ xảo đều bị chê thậm tệ, thậm chí còn bị khán giả tẩy chay trong thời gian dài. 

Tây Du Ký năm 2009 lãng mạn hoá tình cảm giữa các nhân vật một cách khó hiểu. 

Cụ thể, cốt truyện đã cải biên theo kiểu lãng mạn hoá các nhân vật. Trong đó, Tôn Ngộ Không và Bạch Cốt Tinh lại nảy sinh tình cảm với nhau, Sa Tăng thì "bén duyên" với yêu tinh nhện còn Trư Bát Giới lại lăng nhăng, yêu đương mọi nơi. 

Tây Du Ký: Tề Thiên Đại Thánh (2002)

Phiên bản phim năm 2002 mang tên "Tề Thiên Đại Thánh" có sự góp mặt của Trương Vệ Kiện với vai diên Tôn Ngộ Không. Thời điểm ấy, Trương Vệ Kiện đang là một trong những cái tên đình đám của màn ảnh Hoa ngữ và được kỳ vọng sẽ mang lại sức hút cho bộ phim.

Tôn Ngộ Không trong phần phim năm 2002 lại khiến khán giả ngán ngẩm vì quá đào hoa. 

Tuy nhiên, dù diễn viên có nổi tiếng và được yêu mến thế nào mà nội dung không xuất sắc thì cũng bộ phim cũng không thể thành công được. Quả thực như vậy, "Tề Thiên Đại Thánh" khi công chiếu đã bị chỉ trích vì xây dựng hình tượng Tôn Ngộ Không quá đào hoa, hết yêu Bạch Cốt Tinh lại có tình ý với Tử Lan Tiên Tử, rồi cả yêu tinh nhện. Điều này khiến khán giả cảm thấy bức xúc. 

Minh Hạnh (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tay-du-ky-ngan-ngam-nhung-phien-ban-phim-bi-tay-chay-dung-tuc-va-kem-sang-a359003.html