+Aa-
    Zalo

    Tây Du Ký: Vì sao khi gặp nạn, Long Vương phải tìm đến vua Đường cầu cứu?

    • DSPL
    ĐS&PL Năm xưa, Kính Hà Long Vường từng phải tới tìm vua Đại Đường, một người bình thường, nhờ trợ giúp khi gặp chuyện bất trắc.

    Trong hồi 9 Tây Du Ký, Kính Hà Long Vương từng làm trái ý chỉ của Ngọc Đế, tự ý thay đổi thời gian làm mưa nên đã bị đánh dấu vào sổ và bị khiển trách. Theo đó, Kính Hà Long Vương đã phải tìm tới thần cơ diệu toán Viên Thủ Thành xin chỉ điểm cách bảo mệnh.

    Cụ thể, nguyên tác Tây Du Ký từng viết: "Nhìn thấy Long Vương, Viên Thủ Thành lạnh nhạt nói rằng: Người thân là Long Vương dám cãi lệnh trời, khó thoát khỏi lưỡi đao ở Oa Long Đài, giờ Ngọ ngày mai sẽ bị quan Nhâm tào là Ngụy Trưng chém đầu. Ngụy Trưng là quan tể tướng, ngươi còn không mau đến cầu cứu nhà vua".

    tay du ky vi sao long vuong gap nan phai tim den vua duong cau cuu21
    Đường Thái Tông trong Tây Du Ký.

    Nghe vậy, Long Vương vô cùng sợ hãi, ngay trong đêm ấy đã đến cầu xin Đường Thái Tông trong giấc mơ. Trong đó, Kính Hà Long Vương nói: "Bệ hạ là chân Long, thần là nghiệt Long. Thần bởi vì phạm tội ở thiên đình, sẽ bị hiền thần của bệ hạ là Tào Quan Ngụy Trưng xử trảm, vậy nên thần cố đến đây bái cầu, mong bệ hạ cứu thần một phen".

    Nghe vậy, Đường Thái Tông cũng muốn cứu Long Vương một phen nên triệu Ngụy Trưng đến cung chơi cờ để ngăn Nguỵ Trưng xử trảm Kính Hà Long Vương. 

    Tuy nhiên, không may cho Long Vương, vì mải cầu cứu Thái Tông, ông lại quên mất không nói cho ngài biết thời gian và địa điểm mình bị xử trảm. Vậy nên khi giờ hành hình đến, Nguỵ Trưng bất tỉnh ngay trước mặt Thái Tông và đã xử trảm Long Vương ngay trong mơ.

    Được biết, Theo đó, Kính Hà là một phần thuộc lãnh thổ Đại Đường. Cho nên năm xưa, khi gặp nạn, Kính Hà Long Vương phải tìm đến vua Đường là Đường Thái Tông cầu cứu chứ không phải lên xin Ngọc Đế.

    Theo quan điểm của người xưa, trải dài Thần Châu là một long mạch khổng lồ. Thế gian xoay chuyển xuôi ngược đều là dựa vào long mạch, trong đó người có thể kiểm soát được long mạch, chính là người vận hành giang sơn dưới nhân gian, cũng chính là bậc Đế vương. 

    Thực tế, địa vị của vua Đường vốn cũng rất cao quý. Theo nguyên tác Tây Du Ký, sau khi bị xử trảm, vì cẩm thấy oan ức nên Kính Hà Long Vương vẫn bám theo Đường Thái Tông, thậm chí còn muốn kiện vua Đường với Diêm Vương. Tuy nhiên, sau khi Đường Thái Tông đến Địa phủ, Thập Đại Diêm Vương đã nghênh đón và nói chuyện với ông rất cung kính, không dám vượt quá lễ tiết. Có thể thấy đến cả thần cũng không dám thất lễ Đường Thái Tông.

    Minh Hạnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tay-du-ky-vi-sao-khi-gap-nan-long-vuong-phai-tim-den-vua-duong-cau-cuu-a513042.html
    Sự kiện: Phim Tây Du Ký
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan