Tết Nguyên đán năm Canh Tý 2020 bạn cần cúng những ngày nào?


Thứ 6, 24/01/2020 | 07:05


Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất của năm theo truyền thống người Việt, nên có rất nhiều nghi lễ bắt đầu từ tiễn Táo quân về trời cho đến khi hóa vàng.

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất của năm theo truyền thống người Việt, nên có rất nhiều nghi lễ bắt đầu từ tiễn Táo quân về trời cho đến khi hóa vàng.

Gói bánh chưng chuẩn bị ăn Tết là nét văn hóa đẹp của người Việt Nam.

Tuy nói là ăn Tết nhưng hầu hết những mâm cỗ cầu kì và quan trọng trong dịp đầu năm mới đều được làm để cúng gia tiên và thần linh. Cúng xong rồi con cháu mới được hưởng lộc (ăn).

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, tất cả những lễ cúng trong dịp Tết Nguyên đán đều rất quan trọng. Đầu tiên là lễ cúng ông Công ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp.

Đây là lễ cúng rất quan trọng vì Táo quân cai quản căn bếp của mỗi gia đình, gia chủ có làm ăn được hay không sẽ thể hiện rõ ràng qua việc ăn uống trong nhà.

Tiếp theo là lễ cúng tất niên vào trưa hoặc chiều 30 Tết. Các gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng tất niên, thỉnh mời gia tiên tiền tổ về ăn Tết với con cháu.

Lễ cúng tất niên là dịp để cả gia đình đoàn tụ trong năm.

Mâm cỗ cúng tất niên là mâm cỗ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt. Ngoài việc tỏ lòng thành kính với gia tiên thì đó là dịp các thế hệ trong gia đình quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Ý nghĩa của Tết đoàn viên là ở chỗ này.

Cũng trong ngày 30 Tết, vào thời khắc quan trọng kết thúc cũ chuyển sang năm mới, thông thường mỗi gia đình lại có 2 lễ cúng nữa, một lễ ngoài trời đặt ở ngoài sân để cung tiễn vị hành khiển cũ đón chào vị hành khiển mới và một lễ trong nhà để cúng Phật, cúng gia tiên, cúng thổ công.

Vào ngày mùng 1 Tết sẽ có một lễ cúng đón năm mới vào buổi sáng hoặc buổi chiều tùy từng gia đình. Ngày này theo truyền thống, mọi thành viên vẫn tề tựu ở nhà, chưa đi chúc Tết.

Và cuối cùng là lễ cúng kết thúc Tết Nguyên đán, ông cha ta hay gọi là cúng hóa vàng, tiễn các cụ về lại âm phủ. Theo quan điểm từ xa xưa của người Việt, gọi là lễ cúng hóa vàng vì vào ngày ấy, con cháu có cái sớ, với mấy đồng tiền vàng để đốt cho các cụ chi tiêu ở dưới âm phủ.

Lễ hóa vàng ngày Tết diễn ra từ ngày 3 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch, nhưng phần lớn các gia đình chọn vào ngày mùng 3 (năm nay 2020 sẽ rơi vào ngày 27/2 dương lịch). Mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng và hóa vàng mã đã thờ cúng trong dịp Tết như một hình thức “tiễn chân các cụ”.

Nhiều gia đình rất coi trọng lễ hóa vàng và thường xem ngày cẩn thận.

Nhiều người quan niệm, chọn lễ hóa vàng vào ngày nào sẽ quyết định tới tài vận của gia đình trong năm đó. Vì thế, trước khi hóa vàng, họ sẽ xem xét tuổi tác cẩn thận mới quyết định cúng.

Minh Khôi (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tet-nguyen-dan-nam-canh-ty-2020-ban-can-cung-nhung-ngay-nao-a309302.html