+Aa-
    Zalo

    Thái Lan quyết định mua tàu ngầm tấn công của Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Prawit Wongsuwan xác nhận nước này sẽ mua chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2017.

    (ĐSPL) - Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Prawit Wongsuwan xác nhận nước này sẽ mua chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2017.

    Hôm 24/1, tờ "Bangkok Post" dẫn lời ông Prawit nêu rõ: "Hải quân đã quyết định sẽ mua tàu ngầm. Trước mắt, sẽ dùng ngân sách tài khóa 2017 để mua chiếc đầu tiên", theo TTXVN.

    Theo ông Prawit, Hải quân Hoàng gia Thái Lan từng có ý định mua tàu ngầm từ những năm 2008-2009, song kế hoạch này đã bị trì hoãn và hiện Bangkok có kế hoạch mua 3 tàu ngầm tấn công S-26T của Trung Quốc, với giá 12 tỷ baht (khoảng 335 triệu USD) cho mỗi chiếc.

    Tàu ngầm tấn công S-26T của Trung Quốc. Ảnh: AP.

    Theo Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, mức giá này không phải là cao bởi thời gian chi trả theo hợp đồng kéo dài 10 năm. Bên cạnh đó, tàu ngầm S-26T của Trung Quốc được trang bị nhiều công nghệ mới, có thể sánh ngang với các nước khác.

    Trả lời báo giới về lý do chính phủ quyết định mua tàu ngầm bất chấp các ý kiến cho rằng vùng biển Thái Lan nông và không thích hợp cho loại tàu này, ông Prawit khẳng định Thái Lan giàu tài nguyên biển và hải quân cần có tàu ngầm để bảo vệ những tài nguyên này. Hiện hải quân Thái Lan chưa được biên chế bất cứ tàu ngầm nào.

    Vnexpress đưa tin, theo Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan,  mức giá này không phải là cao bởi thời gian chi trả theo hợp đồng kéo dài 10 năm, đồng thời khẳng định tàu ngầm S-26T của Trung Quốc được trang bị các công nghệ mới, có thể sánh ngang với các nước khác.

    Khi được các phóng viên hỏi vì sao chính phủ lại quyết định mua tàu ngầm bất chấp các ý kiến cho rằng vùng biển Thái Lan nông, không thích hợp cho tàu ngầm, ông Prawit cho rằng Thái Lan giàu tài nguyên biển và hải quân cần có tàu ngầm để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ những tài nguyên này. 

    Ngay từ những năm 1990, nước này đã mong muốn ký kết thỏa thuận với nhiều đối tác, mà gần đây nhất là Đức và Hàn Quốc, nhưng vấn đề chi phí cũng như sự khác biệt quan điểm trong nội bộ khiến kế hoạch chưa thể thực hiện.

    "Mối quan hệ của Thái Lan với Trung Quốc mạnh mẽ và có vẻ như Bắc Kinh ngày càng tăng cường mối quan hệ với quân đội Thái Lan, mỗi khi Washington lạnh nhạt", Ernest Bower và Murray Hiebert, chuyên gia Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), cho biết và thêm rằng "quan hệ Thái-Mỹ đang băng giá".Hải quân Thái Lan từ lâu đã muốn mua sắm tàu ngầm để sở hữu năng lực phòng thủ mà họ vẫn còn thiếu suốt hơn 60 năm qua, sau khi Thế chiến II kết thúc. Nhu cầu càng trở nên cấp thiết những năm gần đây, khi nhiều nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Singpore, Việt Nam, Indonesia đều đã sở hữu tàu ngầm.

    Ngay từ những năm 1990, nước này đã mong muốn ký kết thỏa thuận với nhiều đối tác, mà gần đây nhất là Đức và Hàn Quốc, nhưng vấn đề chi phí cũng như sự khác biệt quan điểm trong nội bộ khiến kế hoạch chưa thể thực hiện.

    "Việc mua sắm đã vấp phải phản ứng dữ dội từ các chính trị gia và các nhà hoạt động Thái Lan, khi nhiều người bày tỏ hoài nghi về việc nước này thực sự có cần tàu ngầm. Họ cũng cho rằng số tiền đó có lẽ tốt hơn nên dành cho các ưu tiên cấp bách khác như thúc đẩy nền kinh tế", Diplomat cho biết.

    Hồi năm 2016, đề xuất của Hải quân Thái Lan mua 3 tàu ngầm trên từ Trung Quốc đã bị đình chỉ.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thai-lan-quyet-dinh-mua-tau-ngam-tan-cong-cua-trung-quoc-a179341.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan