+Aa-
    Zalo

    Thăm Hàn Quốc, Tập Cận Bình răn đe Bình Nhưỡng?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Mối quan hệ Trung-Hàn ngày càng ấm lên có thể là một mối lo đối với Bình Nhưỡng.
    (ĐSPL) - Mối quan hệ Trung-Hàn ngày càng ấm lên có thể là một mối lo đối với Bình Nhưỡng.
    Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Seoul ngày 3/7, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc 2 ngày.
    Thăm Hàn Quốc, Tập Cận Bình răn đe Bình Nhưỡng?

    Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

    Ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và gặp Chủ tịch Quốc hội Chung Ui-hwa cũng như Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won.
    Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ có bài phát biểu tại một trường đại học và tham dự các sự kiện thương mại trong thời gian ở thăm Hàn Quốc.
    Mặc dù Trung Quốc vẫn là đồng minh chủ chốt của CHDCND Triều Tiên, nhưng Tập Cận Bình đã phá vỡ truyền thống bằng cách thăm chính thức  Hàn Quốc đầu tiên, chứ không phải đến Bình Nhưỡng.
    CNN dẫn lời David Kang, giáo sư quan hệ quốc tế và kinh doanh tại Đại học Nam California, cho rằng việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức  Hàn Quốc, chứ không phải Triều Tiên, thể hiện một lời cảnh cáo và  một sự “khước từ đối với Kim Jong-un".
    Ông Tập Cận Bình  dự kiến ​​sẽ  ở thăm Hàn Quốc 2 ngày để thảo luận về các vấn đề thương mại và an ninh khu vực, trong đó có vấn đề CHDCND Triều Tiên.
    Thương mại giữa hai nước đã vượt qua ngưỡng 270 tỷ vào năm 2013. Và Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại chính của Hàn Quốc.
    Kể từ khi ông Tập Cận Bình và bà Park Geun-hye  nhậm chức hồi năm ngoái năm ngoái, hai bên đã tìm cách củng cố một mối quan hệ ổn định, với một số lợi ích chung về chính trị và kinh tế. Hai bên cũng bày tỏ lo ngại về tham vọng hạt nhân của  Triều Tiên.
    Mối lo  hạt nhân
    Cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc đều cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên,  khi hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh hạt nhân tại Hà Lan hồi tháng 3/2014.
    Nhưng mối quan hệ Trung-Hàn ngày càng ấm cúng có thể là một mối lo đối với Bình Nhưỡng.
    Sáng 2/7, Triều Tiên lại phóng thêm 2 tên lửa tầm ngắn từ  bờ biển phía đông của nước này, sau khi đã phóng nhiều tên lửa tầm ngắn vào vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông trong hai ngày 29 và  26/6. Các vụ phóng tên lửa dồn dập này khiến giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng không hài lòng với cuộc gặp thượng đỉnh Tập Cận Bình-Park Feun-hye sắp tới.
    Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông không thấy bất kỳ sự kết nối nào giữa  các vụ phóng tên lửa và chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, theo hãng tin bán chính thức Yonhap.
    Kim Hankwon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khu vực tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul cho biết: "Bắc Triều Tiên tỏ ra lo lắng trước nguy cơ có thể bị cô lập ở Đông Bắc Á”. Ông nói thêm việc Triều Tiên bắt đầu các cuộc đàm phán cải thiện quan hệ với Nhật Bản và tăng cường giao dịch kinh tế với Nga cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang cố gắng "giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc".
    Tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng đã và đang thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc.
    Nhà phân tích Kim Hankwon nhận xét: "Hầu hết các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên đang làm  tổn thương lợi ích quân sự và an ninh của Trung Quốc. Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự và ảnh hưởng an ninh Đông Bắc Á, với lý do là mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên”.
    Nhà phân tích Kim Hankwon nói thêm: “Trung Quốc tức giận trước  hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh đang cố theo đuổi mối quan hệ cân bằng với hai miền Triều Tiên, nói chuyện với Hàn Quốc về các vấn đề kinh tế và với  Bắc về các chủ đề chính trị”.  
    Ngoài các vấn đề liên quan đến Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc đều cảm thấy bất mãn trước những diễn biến hiện nay ở Nhật Bản. Cả hai nước đều lo ngại về việc chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe tìm cách sửa đổi hiến pháp hòa bình để tăng cường sức mạnh quân sự.  Hai nước đều có  tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở  quần đảo Điếu Ngư /Senkaku và  Dokdo/Takeshima.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tham-han-quoc-tap-can-binh-ran-de-binh-nhuong-a39360.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan