+Aa-
    Zalo

    Thẩm phán thấy dự thảo nội quy phiên tòa không hợp lý

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ông Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, cho rằng, dự thảo nội quy phiên tòa không hợp lý, thiếu tính khách quan và mâu thuẫn nghiêm trọng với Luật Báo chí, Nghị định 51 của Chính phủ...

    (ĐSPL) - Ông Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, cho rằng, dự thảo nội quy phiên tòa không hợp lý, thiếu tính khách quan và mâu thuẫn nghiêm trọng với Luật Báo chí, Nghị định 51 của Chính phủ...
    Tại Khoản 5 Điều 2 (Nội quy phòng xử án) của dự thảo Thông tư của TAND Tối cao quy định: Các nhà báo, phóng viên được tham dự phiên tòa để đưa tin, đưa hình khi được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nơi giải quyết vụ án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhưng phải xuất trình thẻ nhà báo, thẻ phóng viên cho thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa. 
    Theo điều 7 của Luật Báo chí quy định rõ: "Nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.
    Như vậy, việc TAND Tối cao đặt ra quy định là không chỉ xuất trình thẻ nhà báo, thẻ phóng viên mà còn phải được sự đồng ý của chánh án hoặc thẩm phán chủ tọa phiên tòa là trái Luật Báo chí cũng như Nghị định 51.
    Chuyên tham dự các phiên toà để nắm bắt thông tin viết bài - nhà báo Phạm Quốc Cường, báo điện tử Dân trí cho rằng, trên thực tế, khi các nhà báo, phóng viên tham dự phiên toà thì việc xuất trình thẻ nhà báo hay giấy giới thiệu của cơ quan báo chí cử đi làm nhiệm vụ là điều cần thiết.
    Tuy nhiên, việc xuất trình thẻ nhà báo, giấy giới thiệu đi làm nhiệm vụ do cơ quan cấp, không đồng nghĩa với việc cần sự đồng ý hay không đồng ý của chủ toạ phiên toà. Trừ những phiên toà xử kín, hoặc do nhận định có vấn đề nhạy cảm thì việc thắt chặt quản lý, giám sát mọi vấn đề, những người liên quan thì không phải bàn cãi.
    Còn với tất cả các phiên toà xử công khai, tất cả mọi người dân đều được tham dự theo quy định thì việc TAND Tối cao đưa vào dự thảo quy định nhà báo, phóng viên phải xuất trình thẻ; phải được sự đồng ý của chánh án hoặc chủ toạ phiên toà mới được ghi âm, chụp ảnh là điều rất phi lý. Bởi, ngoài chuyên môn nghiệp vụ làm báo thì các nhà báo, phóng viên trước hết là một công dân được quyền tham dự, theo dõi về diễn tiến phiên toà theo quy định.
    Cán bộ ngành tòa án thấy dự thảo nội quy phiên tòa
    Các nhà báo, phóng viên dự xét xử vụ "quan tài diễu phố" tại Vĩnh Phúc.
    Phải chăng, dự thảo thông tư của TAND Tối cao là chỉ nhằm mục đích hạn chế nhà báo, phóng viên tác nghiệp, viết bài đăng báo theo Luật Báo chí đã quy định. Hay, dự thảo của TAND Tối cáo còn cao hơn Luật Báo chí, Nghị định 51 của Chính phủ?
    Vậy thì tại sao TAND Tối cao không đưa vào dự thảo, mọi người dân và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan khi đến tham dự theo dõi phiên toà không được sử dụng điện thoại, sử dụng máy ảnh, sử dụng máy quay phim để ghi lại hình ảnh mà lại chỉ quy định nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp chụp ảnh, ghi âm cần phải được sự đồng ý của chánh án, chủ toạ phiên toạ; lại còn trước 15 phút khi phiên toà diễn ra (?!)
    Một lần nữa, nhà báo Quốc Cường thẳng thắn chia sẻ về "tinh thần trách nhiệm" của các thư ký phiên tòa. "TAND Tối cao đưa ra dự thảo quy định như vậy mà không nắm bắt được rằng, không chỉ ở các phòng xét xử tại thủ đô Hà Nội mà với tất cả các phòng xét xử tại các địa phương, tôi rất hiếm thấy các thư ký phiên toà có mặt trước 15 phút khi diễn ra phiên toà. Thông thường họ có mặt sớm nhất là 10 phút, thậm chí chỉ 5 phút trước khi HĐXX bắt đầu làm việc. Có nhiều phiên toà, các nhà báo, phóng viên còn đến trước cả một số thành viên HĐXX. Chưa kể có nhiều vụ án, chủ toạ phiên toà đẩy lùi giờ xét xử vì “việc này việc nọ”…
    Như vậy, nội dung quy định tác nghiệp đối với báo chí mà TAND Tối cao đưa vào dự thảo là chưa mang tính thực tế, không bám sát thực tiễn diễn ra và đặc biệt không có tính thuyết phục khi cơ quan báo chí luôn đồng hành, theo sát đưa thông tin phục vụ chung cho sự phát triển của đất nước và ngành tòa án nói riêng.
    Nhà báo Quốc Cường nhấn mạnh: "Việc tác nghiệp báo chí đã được quy định rõ trong Luật Báo chí, chỉ cần người làm báo tuân thủ Hiến pháp và thượng tôn pháp luật, làm đúng mục đích, nhiệm vụ được giao phó thì không cần thêm bất cứ qui định nào nữa. Bởi thêm quy định thì thêm rào cản tự do ngôn luận của các cơ quan báo chí hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước quy định"
    Cán bộ ngành tòa án thấy dự thảo nội quy phiên tòa
    Ông Nguyễn Trọng Tỵ - nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao
    Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Trọng Tỵ, nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, người có nhiều thành tích trong việc phát hiện oan sai, tham gia xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng cho rằng: "Phiên tòa xét xử công khai, tất cả các công dân đều có quyền tham gia, nhà báo, phóng viên hoàn toàn có quyền được tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, không có lý do gì phải hạn chế. Vì vậy, Khoản 5 Điều 2 (Nội quy phòng xử án) của dự thảo thông tư mà TAND Tối cao vừa ban hành là không hợp lý, thiếu tính khách quan và mâu thuẫn nghiêm trọng với Luật Báo chí, Nghị định 51 của Chính phủ..."
    "Tôi thiết nghĩ, ngành tòa án nói riêng, các cơ quan tố tụng nói chung hãy xem báo chí là một kênh thông tin tham khảo, hạn chế những vụ án oan sai đáng tiếc trong quá trình điều tra, xét hỏi, đem lại lợi ích cho người dân".
    Vị nguyên thẩm phán cũng nhấn mạnh: "Khi ban hành văn bản, nội quy của tòa, phải chú trọng đến sự thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với người dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời, không đi ngược lại với những quy định hiện hành của pháp luật ".
    Trả lời phóng viên báo Đời sống và Pháp luật về dự thảo thông tư mà TAND Tối cao vừa "trình làng", ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án TAND Tối cao cho biết: "Viện Khoa học xét xử TAND Tối cao soạn thảo nội dung này. Tuy nhiên, thông tư này chỉ có hiệu lực khi được Hội đồng thẩm phán phê duyệt dựa trên cơ sở Luật Báo chí, các nghị định của Chính phủ".
    Liệu Thông tư về nội quy phiên tòa của TAND Tối cao có được ban hành khi đã "lộ" nhiều điểm bất hợp lý?
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tham-phan-thay-du-thao-noi-quy-phien-toa-khong-hop-ly-a27268.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bi hài nữ võ sư trùm quần lên đầu chánh án tại tòa án

    Bi hài nữ võ sư trùm quần lên đầu chánh án tại tòa án

    Bà Nguyễn Thị Xuân Đào bị Công an TP. Quy Nhơn khởi tố về tội Làm nhục người khác khi được cho là đã lấy từ trong túi xách một chiếc quần dài, quàng vào đầu vị quan tòa và có những lời lẽ xúc phạm, gây mất trật tự tại trụ sở tòa án.