+Aa-
    Zalo

    Thanh Hoá: Cần sớm có kết luận về gian lận trong đấu thầu của Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan

    ĐS&PL Dự án bảo tồn, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực thành nội Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), đây là nhóm dự án số 3, giai đoạn 1 do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự án không quá 745,6 tỷ đồng được HĐND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 158/NQ-HĐND ngày 11/10/2021, điều chỉnh tại nghị quyết số 325/NQ-HĐND ngày 19/11/2022.

    Vi phm quy định ca Lut đấu thầu

    Sau khi có chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt, Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch (SVHTT&DL) tỉnh Thanh Hoá đã lựa chọn đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu là Công ty Cổ phần xây dựng và Đầu tư Gia Vũ, đơn vị tư vấn thẩm định hồ sơ mời thầu và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu là Công ty Cổ phần tư vấn, đầu tư và Xây dựng Nam Sơn.

    Việc tổ chức đấu thầu gói thầu này được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu trên mạng đấu thầu Quốc gia theo quy định và có 2 liên danh tham gia gói thầu, bao gồm: Liên danh bảo tồn di sản văn hoá kiến trúc Việt - Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư phát triển Bắc Sông Mã (gọi tắt là liên danh kiến trúc Việt) và Liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan; Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế công trình văn hoá; Công ty Cổ phần tu bổ di tích Huế; Công ty Cổ phần mỹ thuật Trung ương; Công ty Cổ phần tu bổ di tích Trung ương - Vinaremon và Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Xây dựng Thanh Hà (gọi tắt là liên danh kiến trúc cảnh quan) đều đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu.

    Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá E-HSĐXKT các đơn vị tư vấn chấm thầu nhận thấy trong E-HSĐXKT của 2 liên danh nhà thầu đều xuất hiện 2 nhân sự có tên là Phạm Văn Thiện và Trần Văn Tuấn, do đó đơn vị tư vấn đề nghị bên mời thầu - Chủ đầu tư làm rõ hai nhân sự đề xuất trùng nhau của 2 liên danh nhà thầu ở trên.

    dk
    dk1
    Đơn trả lời của anh Phạm Văn Thiện.

    Quá trình làm rõ E-HSĐXKT các đơn vị tư vấn thống nhất đánh giá đối với nhân sự Phạm Văn Thiện thuộc Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan thuộc liên danh kiến trúc cảnh quan, khẳng định: “trong thoả thuận lao động ngày 2/1/2022 đã sử dụng chữ ký của ông Phạm Văn Thiện được lấy từ file PDF không phải là do ông Phạm Văn Thiện ký là sai quy định.

    Bên cạnh đó, tại biên bản xác nhận thông tin ngày 9/12/2022 do liên danh kiến trúc Việt cung cấp ông Phạm Văn Thiện khẳng định: “Đang làm việc tại Công ty Cổ phần bảo tồn di sản Kiến trúc Việt thuộc liên danh Kiến trúc Việt và không có bất cứ hợp đồng lao động hay thoả thuận làm việc nào với Công ty Cổ phần tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan do PGS.TS Hàn Tất Ngạn làm Giám đốc thuộc liên danh Kiến trúc cảnh quan và chữ ký trong biên bản thoả thuận lao động với Công ty Cổ phần tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan ngày 2/1/2022 không phải là chữ ký của ông Thiện.

    Trong khi đó, tại văn bản số 219/CV-TBDT&KTCQ của Công ty Cổ phần tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan thuộc liên danh kiến trúc cảnh quan khẳng định hình thức cộng tác viên với ông Phạm Văn Thiện là bằng miệng, không có xác nhận của ông Thiện nên không thể khẳng định tính chính xác.

    Hơn nữa tại văn bản số 220/CV-TBDT&KTCQ ngày 28/12/2022 của Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan thuộc liên danh kiến trúc cảnh quan nêu: “Nếu trúng thầu Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan sẽ mời ông Phạm Văn Thiện đến để thống nhất khối lượng công việc, giá trị kinh phí của hợp đồng và thời gian thực hiện mới có cơ sở cụ thể hoá hợp đồng và chữ ký chính thức. Sau đó, Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan đã cử nhân viên đến gặp ông Phạm Văn Thiện nhưng ông Thiện không hợp tác”. Từ đó, đơn vị tư vấn mời thầu và chủ đầu tư nhận thấy việc huy động nhân sự của Công ty Tổ phần tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan huy động nhân sự trên là chưa có sự đồng ý của nhân sự và có dấu hiệu không trung thực, vi phạm quy định của Luật đấu thầu.

    7 tháng chưa có kết luận chính thức và hướng xử lý dứt điểm

    Sau đó, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt điều chỉnh danh sách nhà thầu, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của Gói thầu số 3: “Tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Bảo tồn, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình thuộc khu vực Thành nội, Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc (Nhóm dự án số 3, giai đoạn 1)” tại Quyết định số 09/QĐ-SVHTTDL ngày 10/01/2023, trong đó:

    Liên danh Công ty Cổ phần Bảo tồn Di sản văn hóa kiến trúc Việt - Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư phát triển Bắc Sông Mã (gọi tắt là Liên danh Kiến trúc Việt) đạt điểm kỹ thuật: 971,5/1000 điểm.

    Liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan; Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế công trình văn hóa; Công ty Cổ phần tu bổ di tích Huế; Công ty Cổ phần Mỹ thuật Trung ương; Công ty Cổ phần Tu bổ di tích Trung ương - Vinaremon và Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Thanh Hà (gọi tắt là Liên danh Kiến trúc cảnh quan) đạt điểm kỹ thuật 897,17/1000 điểm - không đáp ứng kỹ thuật, do đã có hành vi gian lận (không trung thực), vi phạm quy định tại Điểm a, c, Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu.

    Tiếp đến, ngày 03/2/2023 Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 64/QĐ-SVHTTDL phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Bảo tồn Di sản văn hóa kiến trúc Việt - Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư phát triển Bắc Sông Mã.

    Đồng thời Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hoá cũng đã có Công văn số 488/SVHTTDL-KHTC ngày 09/2/2023 gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo tình hình thực hiện công tác Đấu thầu và hành vi gian lận (không trung thực) của Công ty cổ phần Tu bổ di tích và kiến trúc cảnh quan, thuộc Liên danh Kiến trúc cảnh quan đã “vi phạm quy định tại Điểm a, c, Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013 và đề nghị xử lý theo Khoản 1, Điều 122, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ “Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1,2,3,4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu” đối với nhà thầu vi phạm.

    dk2
    dk3
    dk4
    Công văn số 488/SVHTTDL-KHTC ngày 09/02/2023 của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

    Trong đó, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa (cơ quan chuyên môn về công tác đấu thầu trên toàn tỉnh) nghiên cứu để tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh là: “Xử lý vi phạm Cấm thầu đối với mình Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan hay Xử lý vi phạm Cấm thầu đối với toàn bộ 6 Công ty thuộc Liên danh Kiến trúc cảnh quan”.

    Như vậy, kể từ khi mở thầu vào lúc 16 giờ 09 phút ngày 04/10/2022 cho đến khi phát hiện hành vi gian lận thầu của Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan do PGS.TS Hàn Tất Ngạn làm Giám đốc đến nay đã được hơn 7 tháng mà vẫn chưa có kết luận chính thức và hướng xử lý dứt điểm của UBND tỉn Thanh Hóa đối với Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan mặc dù hành vi gian lận thầu của Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan đã được quy định rõ trong Luật Đấu thầu.

    =Để làm rõ sự minh bạch, công khai của các doanh nghiệp trong đấu thầu đối với các dự án thuộc Luật Đầu tư công trên địa bàn tỉnh, dư luận đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa và các Sở, ngành cần sớm có kết luận và hướng xử lý đối với hành vi gian lận thầu của Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan.

    z4386200420515306d2ba9165682a70ec7e72364c42b1c
    z4386200409435ecfc20f7549f96a25ccb3a996f0f39eb
    dl
    dl1
    dl2
    dl3
    dl4
    Công văn số 282/CV-TVĐT ngày 28/02/2023 của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Gia Vũ gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
    Theo thông tin phản ánh gửi đến Tạp chí Đời sống & Pháp luật, hiện nay Công ty Cổ phần Tu bổ di tích và Kiến trúc cảnh quan do PGS. KTS Hàn Tất Ngạn có liên kết với Công ty TNHH Tu bổ di tích và Xây dựng công trình văn hóa Thanh Hóa do ông Hoàng Tuấn Liêm làm giám đốc đã và đang triển khai 3 dự án tâm linh trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa như: 1- Dự án Bảo tồn và Phỏng dựng Chính điện - Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (Nơi thờ các vị Vua nhà Hậu Lê ở tỉnh Thanh Hóa); 2- Dự án Tôn tạo khu Di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Nơi thờ các Chúa Trịnh ở Thanh Hóa); 3- Dự án Bảo tồn, tôn tạo khu Di tích Lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (Nơi thờ các Chúa Nhà Nguyễn ở Thanh Hóa). Được biết đây là những dự án có vốn đầu tư lớn của tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên trong quá trình triển khai,thực hiện các dự án trên đều vướng phải những thông tin “lùm xùm” gây nên những dư luận xã hội trái chiều.

    Để làm rõ hơn các dự án trên, Tạp chí Đời sống và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong các số tiếp theo.

    Hoàng Vũ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-hoa-can-som-co-ket-luan-ve-gian-lan-trong-dau-thau-cua-cong-ty-co-phan-tu-bo-di-tich-va-kien-truc-canh-quan-a576673.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.