+Aa-
    Zalo

    Thanh Hóa: Dự án ì ạch, người dân nhiều xã khát nước sạch

    ĐS&PL Đó là thực trạng đang diễn ra tại Dự án Nhà máy nước sạch Thăng Thọ và hơn 70 nghìn hộ dân thuộc 14 xã được quy hoạch sử dụng nguồn nước sạch của dự án. Tuy nhiên thực trạng đó đang dần trở thành nỗi thất vọng của người dân khi mà nhà thầu liên tục cam kết rồi lại thất hứa trong nhiều năm liền. Dư luận hiện đang đặt ra câu hỏi: Nhà thầu thiếu năng lực hay thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện dự án?

    Cam kết rồi… để đấy!
    Dự án Nhà máy Nước sạch Thăng Thọ (tại xã Thăng Thọ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) có tổng vốn đầu tư hơn 455 t đồng, do Công ty CP Đầu tư Phát triển và Xây dựng Môi trường Việt Nam(địa chỉ ở số 3, hẻm 52/11/76/5, tổ 5, phố Gia Quất, phường Thượng Oanh, quận Long Biên (Hà Nội) làm chủ đầu tư. Nhà máy có quy mô 3,5ha, công suất thiết kế30.000m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho  19 xã gồm các huyện: Nông Cống (13 xã), Như Thanh (03 xã), Thị xã Nghi Sơn (03 xã) tương đương với khoảng 70 nghìn dân. 

    Theo quyết định phê duyệt, Nhà máy Nước sạch Thăng Thọ khởi công xây dựng quý I/2019, đưa vào hoạt động quý IV/2019 nhưng đến nay đã gần 4 năm, dự án đang để lại nỗi thất vọng cho người dân.

    Ghi nhận thực tế tại dự án cho thấy, tại công trình hiện không có công nhân thi công. Dự án với tổng mức đầu tư 455 tỷ nhưng sau 4 năm thi công mới chỉ hình thành khu tường rào, căn nhà điều hành 2 tầng mới hoàn thành phần xây thô và 2 hồ chứa nước đào nham nhở, còn lại là khu vực trống, cỏ mọc um tùm, người dân tranh thủ dùng làm bãi thả trâu bò.

    39720e15 fb9c 4d0f 9c2c 78adefbb13a1
    Sau nhiều lần gia hạn và cam kết, dự án Nhà máy nước sạch Thăng Thọ vẫn “án binh bất động” khiến người dân thất vọng.

    Điều đáng chú ý là dự án Nhà máy nước sạch Thăng Thọ dù đã nhiều lần cam kết hoàn thiệnvẫn chậm tiến độ và thất hứa với người dân. Cụ thể, cuối năm 2020, Công ty CP đầu tư phát triển - xây dựng môi trường Việt Nam cam kết dự án sẽ hoàn thành và hoạt động vào tháng 6/2021, nhưng chủ đầu tư vẫn không thực hiện được. Đến tháng 3/2021, chủ đầu tư dự án tiếp tục cam kết hoàn thành dự án trong tháng 9/2021, nhưng lần này chủ đầu tư lại thất hứa. Và gần đây nhất, dưới sự kiểm tra của Phó chủ tịch tỉnh Lê Đức Giang, chủ đầu tư tiếp tục cam kết sẽ hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng vào tháng 6/2023, tuy nhiên cho đến thời điểm này, khu vực dự án vẫn án binh bất động(!?).

    Trao đổi nhanh với ông Đồng Minh Quân- Phó chủ tịch UBND huyện Nông Cống, ông Quân Khẳng định: Huyện cũng đã rất nỗ lực tạo điều kiện để dự án sớm triển khai và đi vào hoạt động, tuy nhiên đã qua hai lần gia hạn dự án vẫn chưa hoàn thành. Hiện nay tiến độthi công mới chỉ đạt 30% khối lượng công việc. Theo chỉ đạo của tỉnh, huyện đã thành lp đoàn công tác làm với doanh nghiệp, doanh nghiệp có báo cáo nhiều lý do chậm tiến độ. Mới đây đoàn kiểm tra của huyện có vào kiểm tra tại dự án nhưng hiện tại cũng không thấy thi công, chỉ có một người bảo vệ ở lại trông coi công trình. So với kế hoạch đặt ra thì dự án đang quá chậmHuyện cũng mong muốn chủ đầu tư sớm hoàn thiện dự án để bà con có nước sạch sử dụng, đồng thời các xã có đủ điều kiện hoàn thiện tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

    Người dân mỏi mòn chờ nướcsạch

    Hiện nay, do nguồn nước giếng khơi, giếng khoan bị nhiễm mặn, chua phèn, không đảm bảo vệ sinh và tiêu chuẩn để dùng trong sinh hoạt hằng ngày của người dân vùng IV thuộc huyện Nông Cống, đặc biệt tại các xã Tượng Sơn, Tượng Lĩnh, Tượng Văn, Trường Trung, Trường Giang… là rất lớn. Những địa phương này cũng đã được quy hoạch sẽ sử dụng nguồn nước sạch do nhà máy nước Thăng Thọ cung cấp khi dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên trái với kỳ vọng của người dân, cho đến thời điểm này, sự ì ạch, cố tình kéo dài thời gian thi công của nhà đầu tư đang gây ra sự bức xúc và thất vọng không nhỏ đối với người dân trong khu vực, nhất là các xã vùng trũng dang bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

    Có mặt tại xã Trường Trung (Nông Cống), chúng tôi ghi nhận được nhu cầu dùng nước sạch cả bà con nhân dân là rất lớn. không có nước sạch, đa số người dân phải xây bể để chứa nước mưa sau đó lọc qua máy lọc RO để dùng làm nước sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên vào mùa khô hạn, không có nước mưa, người dân phải đi mua nước với giá từ 80-100 nghìn đồng/1 khối nước. Việc thiếu nước sinh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

    Ông Nguyễn Xuân Luyến- một người dân xã Trường Trung chia sẻ: Nhà tôi mỗi lần mưa đều tận dụng các vật dụng đựng nước hứng nước mưa trữ dùng trong năm nhưng vẫn không đủ, gần như năm nào cũng phải mua thêm nước, mỗi năm vẫn phải mua nước khoảng 2 tháng. Chúng tôi vẫn biết nước mưa bây giờ cũng không sạch, nhưng giờ không có nước sạch dùng thì phải dùng vì nước giếng khơi và giếng khoan bị nhiễm chua mặn, không dùng được. Nghe nói có dự án nước sạch về đây mà mấy năm rồi chỉ thấy khất lần khất lượt….

    0d1f5cf7 8c0d 468f aafb 9b0cef9d2b8c
    Người dân tận dụng các vật dụng hứng nước mưa trữ dùng trong năm nhưng đến mùa khô hạn vẫn thiếu nước.

    Trao đổi về vấn đ, ông Lê Đình Oanh- Chủ tịchUBND xã Trường Trung khẳng định: Việc thiếu nước sạch đã ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của bà con nhân dân. Hiện bà con vẫn phải tận dụng nước mưa để sinh hoạt, nhưng vào mùa khô, hạn thì nước mưa cũng không có. Vấn đề nước sinh hoạt hiện đang là thực trạng khó khăn cho toàn xã khi có tới 50% hộ dân phải mua nước với giá cả trăm nghìn một khối nước. Hiện chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, mong muốn sớm có nguồn nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bà con. Tuy nhiên, đến nay người dân xã chúng tôi vẫn chỉ có thể đợi…”.

    Nước sạch không chỉ là nhu cầu bức thiết của người dân các xã trong khu quy hoạch sử dụng nước của nhà máy nước sạch Thăng Thọ mà còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, tiến độ của chương trình xây dựng nông thôn mới đang diễn ra tại các địa phương. Theo tiêu chí đặt ra, để đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, tối thiểu phải có 55% hộ dân trong xã sử dụng nước sạch.

    Hiện nay dù chúng tôi đang xây dựng nôn thôn mớinâng cao, các tiêu chí khác thì cán bộ và nhân dân có thể cùng nỗ lực, nhưng riêng tiêu chí nước sạch thì phụ thuộc vào tiến độ của dự án nước sạch đã được quy hoạch. Tuy nhiên vấn đề này hiện đang nằm ngoài khả năng của địa phương. Có đường ống dẫn nước của đơn vị khác ở bên cạnh nhưng dân cũng không được phép đấu nước để sử dụng…”- ông Oanh cho biết thêm.

    Cũng liên quan đến nhu cầu dùng nước của người dân trong vùng quy hoạch sử dụng nước sạch từ nguồn nước của D án Nhà máy nước sạch Thăng Thọ, ông Đậu Minh Hùng- Chủ tịch UBND xã Tượng Văn, cũng chia sẻ: Nước sạch không chỉ là nhu cầu rất cần thiết cho sinh hoạt của nhân dân nhân dân nó cũng liên quan đến chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên hiện nay tiến độ của dự án nước sạch quá chậm. Chúng tôi chỉ mong tỉnh có biện pháp thúc đẩy dự án sớm hoàn thành

    Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện không chỉ ở Trường Trung, Tượng Văn mà có nhiều xã khác, với hơn 70.000 dân của huyện Nông Cống và các huyện lân cận đang trong tình trạng “khát” nước sạch. Tuy nhiên với tốc độ “rùa bò” và những lần cam kết, gia hạn của một dự án gần nửa nghìn t thì liệu khi nào hơn 70.000 người dân trong khu vực này mới có nước sạch để sử dụng.

    Ngọc Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-hoa-du-an-i-ach-nguoi-dan-nhieu-xa-khat-nuoc-sach-a553314.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.