+Aa-
    Zalo

    Thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm: Có tới 73% hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng bị hủy sau 1 năm

    (ĐS&PL) - Tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng sau năm thứ nhất tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm vừa bị thanh tra rất cao, có hãng lên tới 73%.

    Tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng rất cao

    Báo Tuổi trẻ đưa tin, Bộ Tài chính vừa có thông báo về kết luận thanh tra bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là qua ngân hàng) tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, gồm: Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam và Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas ở thời kỳ năm 2021 và các thời kỳ có liên quan.

    thanh tra 4 doanh nghiep bao hiem co toi 73 hop dong bao hiem ban qua ngan hang bi huy sau 1 nam
    Thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm: Có tới 73% hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng bị hủy sau 1 năm. Ảnh: VnExpress

    Trong thông báo kết luận, Bộ Tài chính chỉ ra từng doanh nghiệp có tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm bán qua ngân hàng sau năm thứ nhất.

    Đối với Sun Life Việt Nam, Bộ Tài chính thông báo năm 2021 công ty này bán bảo hiểm qua Ngân hàng ACB và Tiên Phong (TPB).

    Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 và số liệu báo cáo của công ty, tổng doanh thu phí bảo hiểm qua kênh ngân hàng đạt 2.038 tỷ đồng. 

    Doanh thu khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 1.907,7 tỷ đồng. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm qua Ngân hàng ACB đạt 1.248,6 tỷ đồng và Ngân hàng Tiên Phong (TPB) đạt 789,4 tỷ đồng.

    Năm 2021, Sun Life phát hành mới 80.117 hợp đồng bảo hiểm qua 2 ngân hàng này. Trong đó, tỷ lệ hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau thời gian cân nhắc (năm thứ nhất) của hợp đồng bán qua TPB là 73%, còn qua ACB là 39%.

    Đối với Prudential, theo báo Phụ nữ TP.HCM, tỷ lệ hủy hợp đồng sau 1 năm mua qua kênh ngân hàng là 41%. Theo Bộ Tài chính, trong năm 2021, Prudential bán bảo hiểm qua 8 ngân hàng gồm VIB, MSB, Seabank, Vietbank, PVcomBank, Shinbank, OUB, Standard Chartered với 94.431 hợp đồng. 

    Tổng doanh thu phí bảo hiểm bán qua ngân hàng của Prudential đạt hơn 6.184 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 3.700 tỷ đồng. Số hợp đồng mới mà Prudential phát hành qua các nhà băng này là 94.431. 

    BIDV Metlife bán bảo hiểm qua BIDV. Trong năm 2021, công ty bảo hiểm này có doanh thu phí bảo hiểm bán qua BIDV đạt 1.553 tỷ đồng. 

    Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới bán qua BIDV đạt 452,6 tỷ đồng với hơn 21.100 hợp đồng. Song tỷ lệ hủy hợp đồng sau năm thứ nhất lên tới hơn 39%.

    Còn với MB Ageas, trong thông báo kết luận thanh tra, Bộ Tài chính cho hay doanh nghiệp này bán bảo hiểm qua Ngân hàng MB và Công ty tài chính MB Shinsei (hay Công ty tài chính MCredit).

    Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2021 và số liệu báo cáo của công ty, tổng doanh thu phí bảo hiểm bán qua ngân hàng đạt 4.466 tỷ đồng.

    Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới qua kênh ngân hàng đạt 2.820,9 tỷ đồng, tương ứng 74% tổng doanh thu phí khai thác mới.

    Năm 2021, MB Ageas phát hành mới 66.757 hợp đồng bảo hiểm qua ngân hàng. Tình hình hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau năm thứ nhất của các hợp đồng bảo hiểm phát hành qua ngân hàng là 32,4%, thông tin trên báo Dân trí.

    Phải bổ sung hàng trăm tỷ đồng tính thuế

    Sau thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bổ sung hàng trăm tỷ đồng vào doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Số tiền này do doanh nghiệp hoạch toán chi phí chưa đúng quy định.

    Trong đó, Prudential phải bổ sung 740 tỷ đồng vào thu nhập chịu thuế, BIDV Metlife phải bổ sung hạch toán khoản tiền 174 tỷ đồng chi phí liên quan đến hoạt động bancass để tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021.

    Sun Life hạch toán hơn 600 tỷ đồng chi phí, doanh thu liên quan đến hoạt động bancass là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 chưa đúng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật về thuế.

    Về MB Ageas, Năm 2021 MB Ageas hạch toán khoản chi phí liên quan đến hoạt động bancass là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 số tiền 5,9 tỷ đồng.

    Trong đó, MB Ageas chi trả chi phí hoa hồng đại lý đối với hợp đồng bảo hiểm đã bị hủy, chưa thu hồi đại lý số tiền là 748 triệu đồng; trả chi phí đối với hợp đồng bảo hiểm ước tính số liệu hoa hồng và thưởng hợp đồng bảo hiểm khai thác bởi đại lý chưa chính xác 950 triệu đồng. MB Ageas chi thưởng trực tiếp cho chi nhánh, cá nhân là nhân viên ngân hàng 3,2 tỷ đồng; chi phụ cấp cố định cho 31 đại lý.

    “Việc hạch toán chi phí liên quan đến hoạt động bancass là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 số tiền hơn 5 tỷ đồng chưa đúng quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật về thuế. Bộ Tài chính đề nghị Tổng giám đốc MB Ageas hạch toán chi phí này vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021. Các khoản chi tương tự ở kỳ kế toán tiếp theo, MB Ageas phải tính toán lại, kê khai bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp”, Bộ Tài chính yêu cầu.

    Trước đó, thông tin về kết luận thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm nói trên, Bộ Tài chính nhấn mạnh việc bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng có nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới. 

    Bộ Tài chính cho biết những sai phạm này sẽ được xem xét xử phạt hành chính, đảm bảo nghiêm minh và răn đe với thị trường. Đồng thời sẽ công khai quyết định xử phạt cho dư luận, nhằm đảm bảo khách quan, minh bạch.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-tra-4-doanh-nghiep-bao-hiem-co-toi-73-hop-dong-bao-hiem-ban-qua-ngan-hang-bi-huy-sau-1-nam-a581491.html
    Manulife trượt Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2023

    Manulife trượt Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2023

    Từ “lùm xùm” bị khách hàng tố cáo hợp tác với Ngân hàng SCB lừa đảo biến tiền gửi tiết kiệm thành Hợp đồng bảo hiểm; hay sự bức xúc của khách hàng bị Insmart (đối tác của Manulife) chậm trễ thanh toán quyền lợi điều trị nội trú… từ những vấn đề trên, Công ty TNHH Manulife Việt Nam trượt Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2023 do Vietnam Report bình chọn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Manulife trượt Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2023

    Manulife trượt Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2023

    Từ “lùm xùm” bị khách hàng tố cáo hợp tác với Ngân hàng SCB lừa đảo biến tiền gửi tiết kiệm thành Hợp đồng bảo hiểm; hay sự bức xúc của khách hàng bị Insmart (đối tác của Manulife) chậm trễ thanh toán quyền lợi điều trị nội trú… từ những vấn đề trên, Công ty TNHH Manulife Việt Nam trượt Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2023 do Vietnam Report bình chọn.