+Aa-
    Zalo

    Thanh tra Chính phủ kiến nghị bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Thanh tra Chính phủ kiến nghị bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án cho thanh tra và kiểm toán khi sửa đổi Luật Thanh tra và Luật Phòng chống tham nhũng.
    (ĐSPL) - Thanh tra Chính phủ kiến nghị bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án cho thanh tra và kiểm toán khi sửa đổi Luật Thanh tra và Luật Phòng chống tham nhũng.
    Đẩy mạnh thanh tra các dự án sử dụng nguồn vốn ODA
    Sáng nay (31/3), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của Thanh tra Chính phủ (TTCP), đồng thời, lấy ý kiến hoàn thiện 2 đề án về phòng, chống tham nhũng.
     Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại buổi làm việc với TTCP.
    Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết, trong công tác thanh tra, ngành thanh tra tiếp tục tập trung thanh tra công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý vốn đầu tư, quản lý nợ công; tạm nhập, tái xuất; việc sử dụng, quản lý vốn và tài sản Nhà nước; chương trình, mục tiêu quốc gia; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập; thanh tra các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, BOT, BT, trái phiếu Chính phủ; thanh tra chuyên đề diện rộng về bố trí, quyết toán vốn đầu tư 
    Tại buổi làm việc, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cũng nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về Luật Thanh tra và Luật Phòng chống tham nhũng.
    Cụ thể, trong Luật Thanh tra, cơ quan thanh tra phụ thuộc nhiều vào thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính cùng cấp nên gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra một cách tập trung, thống nhất; cơ quan thanh tra có quyền kiến nghị, đề xuất mà không có thẩm quyền quyết định xử lý; không tổ chức cơ quan thanh tra trong các tổng cục, cục thuộc bộ, ngành mà quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đã làm cho hoạt động thanh tra; thời gian xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra tối đa 30 ngày chưa phù hợp trong một số trường hợp, nhất là các cuộc thanh tra do TTCP tiến hành.
    Bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án cho thanh tra, kiểm toán
    Việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng cũng còn một số vấn đề như: Chỉ quy định về phòng chống tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước; thực hiện công khai minh bạch còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả; quy định trách nhiệm giải trình còn hạn hẹp; các quy định về tặng quà và nhận quà tặng chưa phát huy tác dụng trên thực tế; việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình gặp nhiều khó khăn.
    Vì vậy, ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó Tổng TTCP kiến nghị: "Cần bổ sung quy định về thẩm quyền khởi tố và điều tra ban đầu cho thanh tra và kiểm toán đối với các vụ việc qua thanh tra, kiểm toán phát hiện có dấu hiệu tham nhũng".
    Toàn cảnh buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội với cán bộ chủ chốt TTCP.
    Từ những khó khăn, vướng mắc trên, TTCP đã kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật việc sửa đổi, bổ sung toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng và một số điều của Luật Thanh tra; có định hướng và chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng Luật PCTN và Luật Thanh tra.
    Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị ngành Thanh tra cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đối với những Luật liên quan trực tiếp như Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại - Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, triển khai tinh thần Hiến pháp vào các quy định thực tế của thanh tra, làm thế nào để tăng tính hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.
    Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết, trong năm 2013: Về công tác phòng, chống tham nhũng, ngành thanh tra phát hiện 319 vụ, 526 người có dấu hiệu tham nhũng với 726 tỷ đồng, 6,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 23 tập thể, 294 cá nhân, xử lý trách nhiệm 52 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 126 vụ, 240 người".
    Về công tác xây dựng thể chế, TTCP đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 4 Luật; trình Chính phủ ban hành 9 Nghị định, 1 chương trình hành động; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định, 2 chỉ thị, 1 đề án; ban hành 10 thông tư của TTCP và 5 Thông tư liên tịch. Hiện, đang hoàn thiện 2 đề án về phòng, chống tham nhũng…
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thanh-tra-chinh-phu-kien-nghi-bo-sung-tham-quyen-khoi-to-vu-an-a27614.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan