+Aa-
    Zalo

    Thầy thuốc y học cổ truyền chia sẻ về cây thuốc thài lài tía

    • DSPL
    ĐS&PL Ngoài việc dùng để trang trí làm cảnh, thài lài tía từ lâu còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe như kiết lỵ

    Ngoài việc dùng để trang trí làm cảnh, thài lài tía từ lâu còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe như kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, huyết áp cao…

    Mô tả cây dược liệu thài lài tía

    Tên khác: Thài lài tím

    Tên khoa học: Tradescantia pallida

    Họ: Thài lài (Commelinaceae)

    Đặc điểm thực vật: Thài lài tía là loại cây thân mềm thuộc loài cỏ mập mọc bò, có thân phân nhánh và bén rễ ngay tại các mấu. Lá cây màu tím, mọc so le có bẹ. Phiến lá có hình bầu dục thuôn và chóp nhọn, phần bẹ thường có lông. Phần hoa nhỏ xíu thường có màu hồng hoặc xanh tía, mọc 1 – 2 cái ở chót nhánh. Cánh hoa dính vào nhau cùng với 6 nhị bằng nhau. Của của loại cây này là quả nang nhỏ có chứa nhiều hạt và phần hạt sẽ có 1 lớp áo bên ngoài.

    Bộ phận dùng: Tất các bộ phận của cây đều được tận dụng để làm vị thuốc chữa bệnh.

    Phân bố: Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết dược liệu này có nguồn gốc từ châu Mỹ và được du nhập vào nước ta từ khá lâu đời. Ở Việt Nam, cây mọc rất nhiều nơi, nhiều gia đình còn trồng để làm cảnh và tận dụng làm vị thuốc.

    Thu hái và sơ chế: Dược liệu này có thể được thu hái quanh năm và dùng được cả dưới dạng tươi và dạng phơi khô. Để bảo quản được lâu thì cần trải qua sơ chế. Sau khi thu hái đem được liệu đi rửa sạch và cắt khúc rồi tiến hành phơi cho khô.

    Bảo quản: Dược liệu đã qua sơ chế (ở dạng khô) cần được để trong bọc kín và bảo quản ở những nơi khô ráo, đảm bảo thoáng mát. Điều này sẽ giúp tránh ẩm mốc và sự tấn công của mối mọt.

    Thành phần hóa học: Phần thân và lá có chứa gôm và oxalate calium. Phần lá và hoa chứa các thành phần như 3’-triglucoside và tricaffeoyl cyaniding.

    Công dụng của vị thuốc thài lài tía

    Tính vị: Dược liệu có vị ngọt, tính hàn và không có độc.

    Quy kinh: Quy vào 2 kinh là Can và Thận.

    Tác dụng dược lý: Thài lài tía được các tài liệu đông y ghi chép lại là có tác dụng thanh nhiệt, trừ độc, lợi niệu, lương huyết. Chính vì thế mà được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề bệnh lý. Dược liệu có mặt trong các bài thuốc chữa ho thổ huyết, rối loạn tiêu hóa, hầu họng sưng đau, bạch đới, mắt sưng đỏ, rắn độc cắn…

    Cách dùng – liều lượng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng loại được liệu này với nhiều cách khác nhau. Trong đó các phổ biến nhất là sắc lấy nước uống và giã để làm thuốc đắp. Dược liệu có thể được dùng ở cả dạng tươi và dạng khô. Đối với dạng khô thì chỉ nên dùng từ 15 – 30g/ngày, còn ở dạng tươi có thể dùng tới 60 – 90g/ngày.

    Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu thài lài tía

    Bài thuốc chữa mụn nhọt: Chuẩn bị 30g thài lài tía cùng với 30g cây sống đời. Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch với nước muỗi loãng rồi để ráo nước. Cho vào cối giã nát rồi thêm chút nước vào để vắt lấy nước uống. Cần tận dụng luôn phần bã để đắp vào chỗ mụn nhọt. Mỗi ngày có thể áp dụng bài thuốc này 1 – 2 lần.

    Chữa kiết lỵ: Theo thầy thuốc Y học cổ truyền có 2 cách sử dụng thài lài tía để khắc phục:

    - Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị 30g thài lài tía cùng với 20g mộc thông (các nguyên liệu đều ở dạng khô). Đem nguyên liệu cho vào ấm sắc cùng với khoảng 3 bát con nước trên lửa nhỏ. Đến khi nước rút xuống chỉ còn 1 bát thì dừng. Uống mỗi ngày chỉ 1 tháng khi nước thuốc còn ấm nóng.

    - Bài thuốc 2: Chuẩn bị 30g thài lài tía kết hợp với 20g mã đề. Đem nguyên liệu sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng phân nửa. Dùng nước thuốc uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sắc 1 thang duy nhất.

    Thài lài tía chữa táo bón: Chuẩn bị 30g thài lài tía cùng với khoảng 25g lá khoai lang non. Các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước muỗi pha loãng rồi để ráo. Cho vào nồi luộc chín và ăn trực tiếp cả phần nước lẫn phần cái. Mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi sáng sẽ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng táo bón.

    Điều trị chứng đái buốt: Chuẩn bị 30g thài lài tía, 15g mã đề, 12g rau má cùng với 20g mộc thông. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho hết vào ấm sắc chung với 1 lít nước. Đun trên lửa nhỏ cho tới khi nước rút chỉ còn khoảng 450ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi ngày chỉ sắc 1 thang và duy trì liên tục trong 7 ngày. Bài thuốc này còn thích hợp với chứng tiểu không hết, tiểu khó hay tiểu nhiều đêm.

    Theo các tài liệu Y dược học Việt Nam, đối với dược liệu thài lài tía, khi dùng để chữa bệnh cần tránh tình trạng làm dụng. Các bài thuốc từ dược liệu này chỉ phát huy tốt tác dụng khi dùng đúng liều lượng được hướng dẫn. Ngoài ra, việc lạm dụng còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh một số vấn đề không như ý.

    Linh Nhữ

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thay-thuoc-y-hoc-co-truyen-chia-se-ve-cay-thuoc-thai-lai-tia-a358064.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.