+Aa-
    Zalo

    Thế giới bước vào cuộc khủng hoảng thiếu thuốc kháng sinh

    • DSPL
    ĐS&PL Những công ty khởi nghiệp về kháng sinh hoạt động cầm chừng. Nhiều tập đoàn dược phẩm rút khỏi lĩnh vực này. Còn nhiều công ty khác đối mặt với thanh toán nợ.

    Những công ty khởi nghiệp về kháng sinh thì hoạt động cầm chừng. Nhiều tập đoàn dược phẩm đã rút khỏi lĩnh vực này. Còn nhiều công ty khác đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ.

    Nhiều công ty dược cạn kiệt vốn và buộc phải giải thể doanh nghiệp. Ảnh: AP

    Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết, tình trạng kháng thuốc kháng sinh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khoảng 35.000 trường hợp tử vong mỗi năm tại nước này, và khiến 2,8 triệu người khác bị ảnh hưởng sức khỏe.

    Liên hợp quốc dự báo, tình trạng này có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người vào năm 2050 nếu không có phương pháp chữa trị mới. 

    Tuy nhiên, trong bối cảnh tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng thì việc tìm kiếm những loại thuốc mới lại ít được đầu tư phát triển. Nhiều công ty dược cạn kiệt vốn và buộc phải giải thể doanh nghiệp, làm suy yếu nghiêm trọng những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc gây chết người.

    Các startup dược chuyên sản xuất thuốc kháng sinh như Achaogen hay Aradigm đã tuyên bố phá sản trong những tháng gần đây. Trong khi đó, những gã khổng lồ trong ngành như Novartis hay Allergan đã rời bỏ lĩnh vực này, còn các công ty kháng sinh khác của Mỹ cũng đang phải vật lộn với viễn cảnh không mấy sáng sủa.

    Thậm chí, một trong những nhà phát triển kháng sinh lớn nhất nước Mỹ là Melinta Therapeutics cũng cảnh báo các cơ quan quản lý rằng công ty này sắp cạn tiền. Nếu không có giải pháp, điều này đồng nghĩa với việc họ phải tuyên bố phá sản.

    Ông Ryan Cirz, một trong những nhà sáng lập của Achaogen, lo ngại về tương lai khi các loài vi khuẩn thông thường trở nên cứng đầu hơn, trong khi nguồn cung thuốc kháng sinh mới trở nên hạn chế. Ảnh: New York Times.

    Theo tờ The New York Times (Mỹ), các chuyên gia cho rằng tương lai tài chính u ám của một số công ty nghiên cứu kháng sinh đang khiến các nhà đầu tư tránh xa và đe dọa sự phát triển của các loại thuốc cấp cứu mới vào thời điểm cấp thiết như lúc này. Tiến sĩ Helen Boucher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Tufts, bang Massachusetts, (Mỹ) nhận định, cần phải cảnh báo tới mọi người về cuộc khủng hoảng này.

    Vấn đề ở đây là các công ty đầu tư hàng tỉ USD để phát triển các loại thuốc mà vẫn chưa có cách bán được chúng.

    Hầu hết các loại thuốc kháng sinh được kê đơn chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần nên nhiều bệnh viện không sẵn lòng trả giá cao cho các liệu pháp mới. 

    Tiến sĩ David Shlaes, cựu Phó Chủ tịch Công ty Dược phẩm Wyeth (Mỹ), thành viên Hội đồng quản trị của Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển kháng sinh toàn cầu cho rằng, số tiền để tìm ra một loại kháng sinh mới có thể lên tới 2,6 tỷ USD. Phần lớn chi phí đó phục vụ cho quá trình nghiên cứu, bên cạnh các khoản đầu tư cần thiết để tìm hiểu thị trường, tiếp thị, phân phối…

    Bế tắc chính trị trong Quốc hội Mỹ cũng cản trở các nỗ lực giải quyết vấn đề này. Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ được công bố hồi tháng trước, các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc đã giết chết 35.000 người ở Mỹ mỗi năm và gây bệnh tật cho khoảng 2,8 triệu người.

    Nếu không có các liệu pháp mới, Liên Hiệp Quốc ước tính số ca tử vong trên toàn cầu có thể lên tới 10 triệu người vào năm 2050.

    Các chuyên viên nghiên cứu đang làm việc tại Công ty Công nghệ sinh học Achaogen (Mỹ) Ảnh: GENENGNEWS.COM

    Các loại thuốc kháng sinh mới đã chứng minh hiệu quả trong việc điều trị một số vi khuẩn cứng đầu như bệnh than, viêm phổi do vi khuẩn, E.coli và nhiễm trùng da đa kháng thuốc.

    Câu chuyện của công ty công nghệ sinh học Archaogen là một trường hợp điển hình. Họ đã mất 15 năm và khoản đầu tư 1 tỷ USD để có được sự chấp thuận của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) đối với Zemdri, một loại thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khó điều trị. Vào tháng 7, Tổ chức Y tế Thế giới đã thêm Zemdri vào danh sách các loại thuốc mới cần thiết.

    Tuy nhiên lúc đó, chẳng có ai ở Achaogen ăn mừng. Đơn giản là vì cổ phiếu công ty đã chạm đáy, và họ không còn tiền để chi cho công tác marketing, đưa thuốc ra thị trường. Achaogen tuyên bố phá sản vào tháng 4/2019 .

    Bên cạnh đó, dù đã được đưa ra thị trường, không có gì bảo đảm những loại thuốc kháng sinh mới sẽ giúp các hãng dược phẩm thu về lợi nhuận như kỳ vọng.

    Ví dụ, một liệu trình điều trị sử dụng Xerava - loại thuốc kháng sinh mới được chỉ định cho các bệnh nhiễm trùng đa kháng thuốc - có giá lên tới 2.000 USD, cao hơn gấp nhiều lần so với các loại kháng sinh cơ bản vốn chỉ có giá vài USD.

    Tetraphase là công ty sản xuất ra Xerava, có trụ sở tại bang Massachusetts (Mỹ) đã phải mất tới hơn một thập kỷ để phát triển loại thuốc này nhưng lại gặp những trở ngại không mong muốn trong việc quảng bá sản phẩm ra thị trường. Cổ phiếu của hãng hiện ở mức 2 USD/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với mức 40 USD cách đây 1 năm.

    Bài học của các hãng trên khiến những “gã khổng lồ” trong ngành dược của thế giới như Novartis (Thụy Sĩ) hay Allergan (Ireland) dần rời bỏ việc tìm ra các loại kháng sinh mới còn các công ty đang theo đuổi mục tiêu trên phải vật lộn với khó khăn để tồn tại.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/the-gioi-buoc-vao-cuoc-khung-hoang-thieu-thuoc-khang-sinh-a308469.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan