+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc "nói một đằng, làm một nẻo" ở Biển Đông

    ĐS&PL (ĐSPL) - Giả thiết về tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã bị sụp đổ và chính sách Biển Đông của nước này không phải là "chính sách ngoại giao".
    (ĐSPL) - Giả thiết về tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã bị sụp đổ và chính sách Biển Đông của nước này không phải là "chính sách ngoại giao".
    Trong một bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, chuyên gia pháp lý của Hải quân Mỹ Ryan Santicola cho rằng chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông không phải là "chính sách ngoại giao", mặc dù vùng biển  tranh chấp rõ ràng mang tính chất quốc tế và vấn đề tranh chấp  liên quan đến nhiều quốc gia có chủ quyền, đòi hỏi phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao.
    Chính sách Biển Đông

    Tàu Trung Quốc hung hãn đâm tàu Việt Nam ở Biển Đông

    Trong thực tế, Trung Quốc nhiều lần lặp đi lặp  lại rằng giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông là một công cụ của chính sách đối ngoại, cụ thể là giải quyết song phương. Đây là lời giải thích của Trung Quốc cho việc từ chối tham gia “theo kiện” với  Philippines trước tòa án trọng tài UNCLOS. Tương tự, nó cũng chính là cơ sở để giải thích thái độ miễn cưỡng của Trung Quốc trong việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với ASEAN.
    Liên quan đến Biển Đông, chính sách đối ngoại của Trung Quốc trên thực tế là "nói một đằng, làm một nẻo", rất khác với chính sách đã được đề ra. Trong thực tế, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể là bất cứ điều gì, nhưng không phải là nhất quán. Chính sách này bao gồm đủ mọi  khía cạnh của chủ nghĩa đa phương, song phương – đặc biệt là chủ nghĩa đơn phương – và đang đạt tới mức độ gần như không thể hiểu nổi của sự bất trắc.
    Xét theo khía cạnh đa phương, Trung Quốc đã tham gia cả những hiệp ước có tính ràng buộc và không ràng buộc, với những cam kết mà Bắc Kinh không hề có ý định tuân thủ.
    Năm 1996, Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền hàng hải hoàn toàn trái với các qui định trong UNCLOS. Trong lĩnh vực không ràng buộc, Trung Quốc là một bên tham gia Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuy nhiên, thông qua việc tiếp tục quấy rối  tàu thuyền nước ngoài ở vùng biển quốc tế, hành động leo thang tại bãi cạn Scarborough vào năm 2012 và biến bãi đá ngầm Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thành đảo nổi năm 2014, Trung Quốc đã trắng trợn dẫm đạp lên các cam kết chính trị về việc tránh các hành vi làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp.
    Chính sách Biển Đông

    Hồi đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    Trong khi đó, Trung Quốc cũng không tuân thủ các thỏa thuận song phương và cũng không ưu tiên giải quyết vấn đề Biển Đông bằng con đường ngoại giao. Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này đã được thực hiện, bất chấp thỏa thuận song phương năm 2011 giữa Việt Nam và Trung Quốc về "các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến biển”, trong đó hai nước đã nhất trí giải quyết tranh chấp "thông qua  đàm phán và tham vấn thân thiện”. Tương tự,  năm 2012, Trung Quốc đơn phương không tuân thủ thỏa thuận song phương với Philippines, trong đó yêu cầu hai bên cùng rút các tàu công vụ khỏi bãi cạn Scarborough.  (Tàu của Philippines rút đi, còn tàu công vụ Trung Quốc vẫn thì ở lại). Rốt cuộc, các quốc gia thực hiện theo yêu cầu của Trung Quốc - song phương, đa phương hoặc trọng tài – đều trở lại vạch xuất phát và đối mặt với hành động đơn phương của Trung Quốc.
    Xem xét chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, người ta có thể rút ra kết luận rằng chính sách này là không nhất quán và đầy bất trắc. Tình trạng thiếu nhất quán này không chỉ làm tăng nghi ngờ về thiện chí của Trung Quốc trong đàm phán, mà còn gây hại cho sự ổn định và hợp tác ở trong khu vực vốn có nhiều mâu thuẫn này.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-noi-mot-dang-lam-mot-neo-o-bien-dong-a34289.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan