Dấu hiệu Trung Quốc sắp leo thang gây hấn ở Biển Đông


Thứ 7, 23/08/2014 | 11:00


Cùng sự kiện

Sự cố trong tuần này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện một đường lối hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ.

Sự cố trong tuần này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị thực hiện một đường lối hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ.
Business Insider ngày 23/8 bình luận, báo cáo trong tuần này về một cuộc chạm trán cự ly quá gần giữa một chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay do thám Mỹ ở Biển Đông (không phải Hoa Đông như bản tin đầu tiên của Washington Free Beacon ngày hôm qua) đã chứng minh rằng Trung Quốc không ngại hiện thực hóa “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, bất chấp nguy cơ phải đối đầu với quân đội mạnh nhất thế giới là Mỹ.
Dấu hiệu Trung Quốc sắp leo thang gây hấn ở Biển Đông

Chiến đấu cơ J-11B, phiên bản nội địa Trung Quốc của mẫu Su-27 Nga

Một chiếc J-11B (phiên bản nội địa Trung Quốc của mẫu Su-27 Nga) đã tiếp cận một cách nguy hiểm với chiếc P-8 của Mỹ đang có mặt để giám sát hoạt động tập trận quân sự "chưa từng có" của Trung Quốc gần đây đang tổ chức đồng thời ở Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Địa điểm xảy ra vụ chạm trán cách đảo Hải Nam 200 km về phía Đông hôm 19/8. Động thái này một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, có lúc chiếc J-11B của Trung Quốc cách chiếc P-8 của Mỹ chỉ 6,1 mét. Trong khoảng cách hết sức nguy hiểm đó, chiến đấu cơ Trung Quốc biểu diễn nhào lộn, phơi bụng để lộ những vũ khí nó mang theo hòng uy hiếp chiếc máy bay của Mỹ. Washington đánh giá, đây là một hành động "thiếu chuyên nghiệp và thừa nguy hiểm".
Kirby cho biết, sở dĩ Lầu Năm Góc 3 ngày sau vụ việc mới công bố là vì muốn gửi kháng nghị tới Trung Quốc qua đường ngoại giao xem Trung Quốc giải thích thế nào về hành vi nguy hiểm này, tuy nhiên Bắc Kinh đã không có bất kỳ phản ứng nào về vụ việc.
Nan Li, một chuyên gia về chính sách quốc phòng Trung Quốc tại đại học Chiến tranh hải quân nói với Business Insider, Trung Quốc rất nhạy cảm với máy bay do thám Mỹ, nhưng Bắc Kinh có cách giải thích khá hạn chế về luật pháp quốc tế áp dụng trong khu vực xảy ra vụ chạm trán.
 - Dấu hiệu Trung Quốc sắp leo thang gây hấn ở Biển Đông (Hình 2).

Có lúc chiếc J-11B của Trung Quốc cách chiếc P-8 (trong ảnh) của Mỹ chỉ 6,1 mét.

Thời gian gần đây tình hình Biển Đông trở nên đáng lo ngại hơn trên thế giới không chỉ bởi tranh chấp lãnh hải, tài nguyên mà còn là bởi sự lo lắng trong khu vực về sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với lịch sử cua sự nghi ngờ và thù địch giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Sự cố trong tuần này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để thực hiện một đường lối hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc đang tìm kiếm chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng đó là sự sẵn sàng để "khẳng định mình" theo những cách có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa 2 cường quốc, hoặc dẫn đến một cuộc đối đầu không lường trước được.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-hieu-trung-quoc-sap-leo-thang-gay-han-o-bien-dong-a47725.html