+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc bất chấp thủ đoạn để độc bá khu vực

    ĐS&PL (ĐSPL) – Mặc dù rất cần môi trường hòa bình ổn định để phát triển, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để thực thi bá quyền, kể cả gây hấn và chiến tranh cục bộ.
    (ĐSPL) – Mặc dù rất cần môi trường hòa bình ổn định để phát triển, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách để thực thi bá quyền, kể cả gây hấn và chiến tranh cục bộ.
    Theo mạng Duowei của Hoa kiều hải ngoại, nếu duy trì tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, trong vòng 6 năm tới, Trung Quốc sẽ trở thành thực thể kinh tế lớn nhất thế giới. Tập Cận Bình đã tự đặt mình vào hai dự án đầy tham vọng: làm cho tất cả người dân Trung Quốc gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2020 và biến Trung Quốc thành một quốc gia cộng sản dân chủ hiện đại vào năm 2049.
    Trung Quốc không từ thủ đoạn để bá quyền

    Con rồng Trung Quốc đang gây hấn, đe dọa các nước láng giềng

    Để đạt được những mục tiêu này, Trung Quốc cần phải tránh xung đột, mặc dù các cuộc đụng độ gần đây với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản cho thấy một cuộc chiến cục bộ nhỏ xem ra là không thể tránh khỏi.
    Tư tưởng là động lực chính đằng sau chiến lược ngoại giao của ĐCS Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Dưới thời ông Mao, Trung Quốc đã  liên minh với Liên Xô để chống Mỹ. Sau đó, Trung Quốc lại bắt tay với Mỹ chống  Liên Xô và cuối cùng với  thế giới thứ ba chống cả Mỹ lẫn Liên Xô.
    Ban đầu, Đặng Tiểu Bình cũng theo đuổi chủ thuyết “3 thế giới” của Mao Trạch Đông và liên minh với các nước trong thế giới thứ hai và thứ ba để chống lại Mỹ và Liên Xô. Trong Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Ủy ban Trung ương lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình về cơ bản đã thay đổi chính sách cốt lõi của đảng: từ đấu tranh giai cấp sang phát triển kinh tế và cải cách. Chiến lược ngoại giao của Trung Quốc cũng có những thay đổi tương ứng. Kể từ năm 1982, Trung Quốc đã xa lánh những liên minh, theo đuổi đường lối độc lập và quan hệ thân thiện với các nước láng giềng.
    Tuy nhiên,  khái niệm về an ninh Châu Á của Trung Quốc dần dần thay đổi theo thời gian. Dưới thời Chủ tịch Giang Trạch Dân, Trung Quốc tập trung vào hợp tác khu vực và an ninh “đôi bên cùng có lợi”. Vào giữa những năm 1990, Giang Trạch Dân nỗ lực thúc đẩy các kênh đối thoại và hợp tác để làm tăng sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Vào tháng 3/1997, Trung Quốc và Philippines đồng tổ chức Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Bắc Kinh và Trung Quốc đã chính thức nâng cao khái niệm về một cơ sở hạ tầng an ninh mới trong khu vực.
    Trong một diễn đàn cấp bộ trưởng ngày 31/7/2002, đại diện của Trung Quốc trình bày "lập trường về cơ sở hạ tầng an ninh khu vực mới",  trong đó nói rằng cốt lõi của cơ sở hạ tầng nằm trong sự tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và hợp tác. Những tuyên bố tương tự đã được các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp theo đưa ra  tại một loạt các sự kiện quốc tế. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 64 vào ngày 23/9/2009, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã với về việc các nước đang ngồi chung “trên một con thuyền”.
    Theo Duowei, mặc dù Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh đến hòa bình, thế nhưng trong vài năm gần đây, kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, các hoạt động ngoại giao trên thực tế của Trung Quốc trở nên “hung hăng” hơn.  Tập Cận Bình nhiều lần nói rằng Trung Quốc không thể chấp nhận bất cứ hành động nào vi phạm lợi ích cốt lõi của nước này. Ví dụ tốt nhất có lẽ là việc Trung Quốc ngày 23/11/2013 bất ngờ thông báo việc thiết lập Khu nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc bao trùm lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Một lần nữa, Tập Cận Bình đã chứng tỏ rằng ông ta là một người cứng rắn và có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến cục bộ, nếu bị “khiêu khích”.
    Tăng trưởng kinh tế và quân sự cùng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế đã dẫn đến việc Mỹ coi nước này là một đối thủ cạnh tranh và việc Mỹ can thiệp vào Châu Á sẽ tiếp tục làm cho ổn định và an ninh khu vực trở nên phức tạp, theo Duowei.
    Washington thẳng thừng tuyên bố rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi bảo vệ của Hiệp ước Hợp tác an ninh Mỹ-Nhật Bản và hành động của Trung Quốc đã đe dọa ổn định khu vực. Với những cuộc xung đột gần đây giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông, giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Bitrong Biển Hoa Đông, môi trường hòa bình cần thiết cho hai dự án đầy tham vọng của Tập Cận Bình cũng như ước mơ trở thành một siêu cường đã trở nên xa vời.
    Theo Duowei, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc có thể một lần nữa  tiến hành  xung đột cục bộ nhỏ để khẳng định sức mạnh của nước này trong khu vực.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-bat-chap-thu-doan-de-doc-ba-khu-vuc-a35994.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan