Xúc động chuyện tình gần nửa thế kỷ của nạn nhân Charlie Hebdo


Thứ 4, 11/03/2015 | 13:43


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - “Cuộc hôn nhân của chúng tôi đầy đam mê. Chúng tôi đã thực sự chung sống trong tình yêu cho đến ngày cuối cùng…”, vợ của một nạn nhân vụ Charlie Hebdo chia sẻ.

(ĐSPL) - “Cuộc hôn nhân của chúng tôi đầy đam mê. Chúng tôi đã thực sự chung sống trong tình yêu cho đến ngày cuối cùng…”, vợ của một nạn nhân vụ Charlie Hebdo chia sẻ.

Maryse, vợ của Georges Wolinsky, một nạn nhân trong vụ tấn công tòa soạn Charlie Hebdo hôm 7/1, đã chia sẻ về câu chuyện tình yêu hạnh phúc của hai người suốt gần nửa thế kỷ.

Nhà văn Pháp Maryse Wolinsky chụp ảnh bên chồng, họa sĩ Georges Wolinsky của Charlie Hebdo, ngày 5/7/2001. (Ảnh Corbis)

Ngày định mệnh

"Sáng 7/1, Georges đi dự cuộc họp ban biên tập hàng tháng tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo ở Paris (Pháp). George không thường xuyên tham dự những cuộc họp như vậy ở tòa soạn nhưng vì đó là cuộc họp đầu tiên trong năm nên anh ấy đã đi. Câu nói anh ấy nói với tôi trước khi đi là “Anh tới Charlie”.

Hôm đó, tôi cũng có một cuộc họp nên tắt điện thoại. Khi tôi bật máy lên, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều tin nhắn của những người không thường xuyên liên lạc hỏi tôi rằng: “Georges thế nào? Georges ổn chứ?”.

Khi đó, tôi đang ngồi trong xe taxi và nói với tài xế: “Điều này thực sự lạ quá. Sao mọi người liên tục hỏi chồng tôi có ổn không?”. Người tài xế nhìn tôi qua gương xe nói: “Ồ, bà không biết chuyện gì đã xảy ra sao? Có một vụ tấn công ở Charlie Hebdo vào sáng nay và toàn bộ quận 11 đã bị phong tỏa”.

Tôi đã muốn tới đó ngay lập tức nhưng người lái xe nói không thể. Ngay lúc đó, con rể gọi điện cho tôi và nói rằng: “Mẹ hãy về nhà trước, đến đó không có ích gì cả vì lúc này chúng ta chưa nhận được thông tin gì hết”.

Tôi về nhà trong tâm trạng vô cùng lo sợ. 1 tiếng chờ đợi. Tôi có dự cảm về điều gì sắp xảy ra sẽ làm thay đổi cuộc đời mình. Lúc sau, con rể gọi lại cho tôi và nói: “Bố Georges mất rồi”…

Tôi ngồi thụp xuống. Người tôi run lên và cảm thấy vô cùng đau đầu. Một cảm giác kì lạ ập đến, tôi thấy mình như không còn sống nữa, thế giới này như ngừng lại. Và tôi thấy bản thân mình chẳng thể làm được gì. Tôi biết rằng cuộc sống mà tôi đã trải qua, cả cuộc đời tôi cùng với Georges, đã chấm dứt. Tôi không thể tưởng tượng ra cuộc sống sau này của mình sẽ như thế nào khi không có anh ấy bên cạnh...

Mẩu giấy nhớ "kỳ diệu" và chuyện tình hạnh phúc gần nửa thế kỷ

Chúng tôi gặp nhau vào tháng 5/1968 ở Pháp. Tôi yêu Georges ngay từ cái nhìn đầu tiên. Anh ấy khác hẳn so với những anh chàng tôi quen biết.

Georges luôn khiến tôi cười bằng sự thông minh, hài hước của anh. Anh ấy luôn lạc quan, kể cả trong lúc khó khăn nhất. Anh ấy đã đánh thức con người sâu thẳm bên trong tôi. Tôi cảm thấy, từ khi có anh, tôi tìm ra mặt tính cực trong tính cách vốn có của mình.

Những mảnh giấy của Georges được dán khắp nhà. Đây chính là cách để vợ của ông, bà Maryse, vượt qua nỗi đau hiện tại.

Cuộc hôn nhân của chúng tôi đầy đam mê. Suốt 45 năm kết hôn và 47 năm cùng nhau chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, chúng tôi đã thực sự chung sống trong tình yêu cho đến ngày cuối cùng…

Đôi lúc, khi tôi ngồi trong phòng, anh ấy thường lại gần và vẽ tôi. Trong nhiều bức tranh của anh ấy có một cô gái tóc vàng – đó chính là tôi.

h

Bức tranh Georges vẽ vợ của ông, Maryse.

Georges thường làm một điều đặc biệt mà chắc chắn sẽ khiến tôi cười. Vào những ngày không gặp nhau, hay một trong hai phải ra ngoài vào buổi tối, Georges lại viết những mẩu giấy nhắn lại cho tôi rằng: “Anh đã làm việc này việc kia hôm nay” hay “Hôn nụ cười đáng yêu của em” mỗi khi tôi đang gặp căng thẳng trong công việc. Mảnh giấy cuối cùng mà tôi nhìn thấy trước khi bước vào phòng ngủ là “Chúc ngủ ngon, em yêu”.

Mảnh giấy với nội dung "Chúc ngủ ngon, em yêu" được dán trên cửa phòng ngủ.

Anh ấy làm một người đàn ông tuyệt vời và hoàn hảo đến nỗi, những người bạn của tôi phải cảm thấy ghen tỵ.

Chúng tôi ở bên nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc suốt 47 năm. Mất anh ấy tôi cảm thấy như mất đi một phần cơ thể của mình vậy.

Giờ đây, tôi chỉ biết đem những mảnh giấy nhớ mà anh ấy từng viết dán lên khắp nhà. Đó chính là cách để tôi vượt qua được nỗi đau khi mất anh ấy.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuc-dong-chuyen-tinh-gan-nua-the-ky-cua-nan-nhan-charlie-hebdo-a86936.html