6 loài dơi con người phải tránh xa


Chủ nhật, 07/12/2014 | 02:30


Dơi ma cà rồng gián tiếp đoạt mạng hàng chục người mỗi năm do chúng gieo rắc bệnh dại, còn dơi trái cây Ai Cập mang virus gây bệnh sốt xuất huyết.

Dơi ma cà rồng gián tiếp đoạt mạng hàng chục người mỗi năm do chúng gieo rắc bệnh dại, còn dơi trái cây Ai Cập mang virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Dơi đầu xám Australia
Với chiều dài sải cánh lên tới 100 cm, dơi đầu xám là loài dơi lớn nhất tại Australia. Chúng ăn phấn, mật hoa và trái cây nên đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động thụ phấn và phân tán hạt. Số lượng của chúng giảm mạnh trong những năm qua và hiện nay các nhà khoa học ước tính chỉ khoảng 300.000 con đang sống trên hành tinh.
Dơi đầu xám có thể mang lyssavirus, có họ hàng với chủng virus gây bệnh dại. Sau khi dơi cắn hoặc cào, nạn nhân chỉ có cơ hội sống sót nếu họ điều trị ngay lập tức. Ngoài ra, chúng còn mang virus Hendra, chủng virus thường tấn công ngựa nhưng cũng có thể lây sang người.
 - 6 loài dơi con người phải tránh xa

Một con dơi trái cây Ai Cập. Ảnh: Foto Natura.

Dơi trái cây Ai Cập
 - 6 loài dơi con người phải tránh xa (Hình 2).

Một con dơi trái cây Ai Cập. Ảnh: Flickr.

Tồn tại trên khắp châu Phi và Trung Đông, số lượng mỗi đàn dơi trái cây Ai Cập có thể lên tới vài nghìn con. Chúng có thể mang virus Ebola, thủ phạm gây nên dịch Ebola khiến vài nghìn người thiệt mạng ở Tây Phi. Các nhà khoa học đã phát hiện những kháng sinh chống chủng virus Ebola ở Zaire tại Gabon. Ngoài ra, người ta còn thấy virus Marburg - một chủng có quan hệ họ hàng với virus Ebola - trong những con dơi ở Uganda vào năm 2007 và 2008. Những thợ mở làm việc trong hang đã nhiễm virus.
Dơi móng ngựa Trung Quốc
 - 6 loài dơi con người phải tránh xa (Hình 3).

Mũi kỳ dị của dơi móng ngựa Trung Quốc giúp chúng định vị chướng ngại vật và con mồi bằng sóng siêu âm. Ảnh: SPL.

Phân bố trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, dơi móng ngựa Trung Quốc sở hữu phần nhô hình móng ngựa ở mũi. Chiếc mũi kỳ quái giúp chúng định vị bằng sóng siêu âm khi săn mồi. Chúng mang một loại virus có khả năng gây bệnh ở đường hô hấp, có đặc điểm khá giống loại virus từng gây nên đại dịch SARS vào năm 2003 khiến 8.000 người nhiễm bệnh và 775 người chết chỉ trong vài tháng. Do chủng virus ấy vẫn ẩn náu trong những con dơi móng ngựa Trung Quốc, các nhà khoa học không thể loại trừ khả năng dịch SARS đã biến mất vĩnh viễn.
Dơi mộ Ai Cập
 - 6 loài dơi con người phải tránh xa (Hình 4).

Giới y tế nghi dơi mộ Ai Cập là vật trung gian lây truyền hội chứng Hô hấp Trung Đông. Ảnh: Getty Images.

Bán đảo Arab, Ấn Độ và châu Phi là nơi mà dơi mộ Ai Cập sống. Chúng ăn côn trùng và chủ yếu phân bố ở những dòng sông trong các savannah khô. Mỗi đàn của chúng có thể bao gồm từ vài tới hàng nghìn cá thể. Đúng như tên gọi, dơi mộ Ai Cập thường trú ẩn trong các tòa nhà cũ, đường hầm hoặc giếng hoang. Chúng có thể mang chủng virus gây hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS). Mặc dù vậy, giới khoa học cần nghiên cứu thêm để khẳng định chính xác giả thuyết này. Rất có thể MERS lây lan sang người qua động vật trung gian - chẳng hạn như lạc đà - chứ không phải lây trực tiếp từ dơi.
Dơi nâu lớn
 - 6 loài dơi con người phải tránh xa (Hình 5).

Những nơi mà dơi nâu lớn trú ngụ khá gần nơi ở của người. Ảnh: Getty Images.

Là loài ăn côn trùng và phân bố trên khắp châu Mỹ, dơi nâu lớn mang lại nhiều lợi ích cho con người. Chúng ăn côn trùng gây hại cho cây trồng. Một nghiên cứu cho thấy nhờ việc dơi nâu lớn ăn côn trùng mà giá trị mùa màng của nông dân tăng thêm tới 4 tỷ USD mỗi năm. Nhưng giờ đây "hội chứng mũi trắng", một bệnh do nấm gây nên, đang lây lan khắp khu vực Bắc Mỹ và giết hàng triệu con dơi thuộc 9 loài - bao gồm dơi nâu lớn.
Dơi nâu lớn mang theo những chủng virus gây bệnh ở đường hô hấp. Khi virus lây từ dơi sang ngày, chúng trở nên nguy hiểm hơn nhiều so với khi chúng trú ngụ trong cơ thể dơi. Do tỷ lệ dơi nâu lớn mang virus rất lớn và các quần thể phân bố khá gần những khu vực mà con người sống, chúng trở thành mối hiểm họa.
Dơi ma cà rồng
 - 6 loài dơi con người phải tránh xa (Hình 6).

Nhiều nước thực hiện các chiến dịch diệt dơi ma cà rồng từ thập niên 60. Ảnh: Getty Images.

Nổi tiếng với hành vi hút máu động vật, dơi ma cà rồng sống ở khu vực Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng là một trong số rất ít loài động vật có xương sống sở hữu những cơ quan có khả năng cảm nhận bức xạ hồng ngoại. Khả năng chọn mảng da ấm nhất để hút máu cũng là một điểm nổi bật của chúng. Họ Dơi ma cà rồng gồm 3 loài, trong đó Desmodus rotundus là loài phổ biến nhất

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/6-loai-doi-con-nguoi-phai-tranh-xa-a72864.html

  • Ghi nhận thêm loài dơi mới ở Việt Nam

    Ghi nhận thêm loài dơi mới ở Việt Nam

    Trong quá trình phân tích mẫu vật dơi lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hunggari và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, các nhà khoa học Việt Nam và Hunggari đã phát hiện một loài dơi mới cho khoa học. Loài dơi mới thuộc giống Myotis, họ Vespertilionidae (họ Dơi muỗi) và được đặt tên là Myotis indochinensis Son et al., 2013, theo vùng thu được mẫu vật của loài.
  • Bệnh viện đặc biệt dành cho các chú dơi bị bỏ rơi ở Australia

    Bệnh viện đặc biệt dành cho các chú dơi bị bỏ rơi ở Australia

    (ĐSPL) – Các nhà bảo tồn động vật hoang dã ở Australia đã sáng lập ra bệnh viện dơi Tolga để chăm sóc cho những chú dơi con bị bỏ rơi.
  • Phát hiện

    Phát hiện "ngôi mộ ma ca rồng" ở Bulgary

    Một ngôi mộ “ma cà rồng” thời Trung cổ đã được tìm thấy ở phía Nam Bulgary bởi nhà khảo cổ Nikolai Ovcharov, người gắn với tên gọi “Indiana Jones của Bulgary”.
  • Khai quật hài cốt được cho là “ma cà rồng” ở Ba Lan

    Khai quật hài cốt được cho là “ma cà rồng” ở Ba Lan

    Mới đây, các nhà khảo cổ học người Ba Lan khai quật được ngôi mộ và phát hiện bộ hài cốt kỳ lạ với một hòn gạch chèn kín miệng và chân bị đóng cọc.