Tình hình Biển Đông: EU nên can thiệp vụ giàn khoan Trung Quốc


Thứ 4, 25/06/2014 | 01:00


Cùng sự kiện

(ĐSPL) – Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh Châu Âu Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng EU nên tham gia tích cực vào khủng hoảng Biển Đông hiện nay.

(ĐSPL) – Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng EU nên tham gia tích cực vào khủng hoảng Biển Đông hiện nay.
Tin tức từ báo Giáo dục Việt Nam, trả lời câu hỏi của tờ DW (Đức) ngày 23/6 về việc Liên minh châu Âu có nên tích cực tham gia vào khủng hoảng Biển Đông hiện tại, bà Tôn Nữ Thị Ninh – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Liên minh châu Âu khẳng định, những thế lực lớn trên thế giới, trong đó có EU, đôi khi cần tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vì mục đích hòa bình và an ninh tại các khu vực khác trên thế giới. EU vốn có quan hệ rất tốt với Việt Nam nhưng lại chưa có tiếng nói rõ ràng và mạnh mẽ.
Thông tin trên Zing cho biết, bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận định, EU vẫn còn dè dặt và nhìn nhận vấn đề một cách hạn chế như thể đây chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất quy mô của vấn đề này thuộc cấp khu vực và trong một số phương diện, nó mang tính toàn cầu.
 - Tình hình Biển Đông: EU nên can thiệp vụ giàn khoan Trung Quốc

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Liên minh châu Âu Tôn Nữ Thị Ninh. 

Việt Nam mong muốn các nước EU bày tỏ quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ hơn. Ngoại trưởng các nước châu Âu có thể đem vấn đề ra thảo luận tại diễn đàn khu vực ASEAN, Đông Á hoặc UNCLOS.
Nguyên Đại sứ khẳng định rằng hành động đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 của Trung Quốc là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Việt Nam là một nước nhỏ và không thể khiêu khích một nước lớn như Trung Quốc. Việt Nam luôn tự kiềm chế trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
Đánh giá về hành động Trung Quốc kéo thêm 4 giàn khoan dầu vào Biển Đông, một chuyên gia nhận định, Bắc Kinh đang thiết lập một tiền lệ nhằm khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” trên Biển Đông.
Theo VnExpress, tiến sĩ Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã trả lời câu hỏi về hành động Trung Quốc đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông rằng, Bắc Kinh đang muốn tạo ra tiền lệ nhằm khẳng định với các nước láng giềng về cái gọi là “quyền lịch sử” với vùng biển giàu tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt và thủy sản nằm trong đường 9 đoạn trên Biển Đông.
 - Tình hình Biển Đông: EU nên can thiệp vụ giàn khoan Trung Quốc (Hình 2).

Chuyên gia Ian Storey. Ảnh: ISEAS. 

Chuyên gia Storey đưa ra lời khuyên rằng, Việt Nam nên có hành động pháp lý đối với giàn khoan dầu Hải Dương 981 tại Tòa án quốc tế về Luật Biển ở The Hague (Hà Lan). Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ lại phớt lờ và chỉ chịu tổn thất về mặt danh tiếng.
Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu Biển Đông nói rằng, Việt Nam đang chuẩn bị khởi kiện Trung Quốc liên quan đến việc đưa giàn khoan ra Biển Đông, chứ “không nói suông”.
Ngày 23/6, Chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) cũng vừa ký hiệp định hợp tác song phương. Với việc ký kết này, Việt Nam cho phép PCA có thể tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế có liên quan đến Việt Nam bằng biện pháp hòa bình.
Việc ký kết được thực hiện giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký PCA Hugo Hans Siblesz.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-bien-dong-eu-nen-can-thiep-vu-gian-khoan-trung-quoc-a38103.html