+Aa-
    Zalo

    Thể hình Việt Nam: Doanh nghiệp và lực sĩ gian nan tìm chỗ đứng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo ông Lê Đình Quyết, Tổng Giám đốc công ty Mofico, đơn vị sở hữu thương hiệu Mofit, thực trạng doanh nghiệp trong lĩnh vực trang thiết bị thể thao cũng như...

    (ĐSPL) - Theo ông Lê Đình Quyết, Tổng Giám đốc công ty Mofico, đơn vị sở hữu thương hiệu Mofit, thực trạng doanh nghiệp trong lĩnh vực trang thiết bị thể thao cũng như thực trạng của các lực sĩ hiện nay của Việt Nam, rất khó để chen chân lên đấu trường khu vực và quốc tế.
    Trong khi khó khăn lớn nhất của các lực sĩ Việt Nam là bài toán dinh dưỡng thì khó khăn của doanh nghiệp thiết bị thể thao là câu chuyện thương hiệu. Theo  báo Vietnamplus, đối với các lực sĩ Việt “chế độ dinh dưỡng phần nhiều là dựa trên kinh nghiệm của lớp đàn anh đi trước, thuốc bổ cấp nhỏ giọt và không phải là hàng tốt, nếu ai muốn có thành công thì hãy tự bỏ tiền túi”. Đó là lí do mặc dù Việt Nam  chúng ta có những cá nhân xuất sắc dành nhiều huy chương quốc tế  nhưng xét tổng thể lại các lực sĩ chưa có vị trí xứng tầm trên thế giới.
    Lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị thể thao ở Việt Nam tương đối mới mẻ  và ra đời khá muộn so với thế giới. Xuất phát điểm chủ yếu bắt đầu từ nhập thương hiệu ngoại hoặc tự sản xuất nhưng nhái thương hiệu nước ngoài dẫn đến tình trạng “hổng móng” cho thương hiệu Việt của ngành này. 
    Khó phân biệt hàng thật, hàng giả
    Là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam ý thức về việc xây dựng thương hiệu bài bản, nhưng trong suốt 5 năm nỗ lực xây dựng và phát triển Mofit cũng chỉ được biết tới trong giới thể hình nói riêng và thể dục thể thao nói chung một cách hạn chế.
    Ông Lê Đình Quyết cho biết thêm, lĩnh vực thể hình ở Việt Nam gần như chưa được quan tâm, nguyên liệu để chế biến thương hiệu chỉ có đam mê và nỗ lực. Mofit đi qua những giai đoạn khó khăn tột đỉnh của thị trường chung và đứng vững trên thị trường trên thị trường cho đến nay là 100\% do tự thân vận động và nỗ lực.
    Theo lực sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, người từng 3 năm liên tiếp vô địch thể hình Việt Nam hạng cân 60kg (năm 2012 và 2013), hạng cân 65kg (năm 2014) thì điều kiện về thiết bị luyện tập, thương hiệu Việt Nam đáp ứng rất đầy đủ, nhưng điều kiện về chế độ của một vận động viên quốc gia thì rất nhiều thiếu thốn. “Anh em lực sĩ  phải thực sự rất đam mê mới có thể sống với nghề”, lực sĩ Tuấn nói.

    Lực Sĩ Nguyễn Thanh Tuấn, Vô địch thể hình Việt Nam 3 năm liên tiếp (Ảnh do lực sĩ Tuấn cung cấp)

    Thương hiệu thiết bị thể hình Việt Nam, một mặt chưa được quan tâm mặt khác thì vẫn phải đương đầu với những khó khăn chung của thị trường. Nói về những khó khăn ấy của doanh nghiệp, ông Quyết chia sẻ thêm, “Xây dựng thương hiệu đã khó, bảo vệ nó còn khó hơn. Khi Mofit vừa có chỗ đứng trên thị trường thì lập tức có hàng giả, hàng nhái thương hiệu. Các đơn vị đó thậm chí giả nhái rất lộ liễu, họ giữ nguyên Logo, chỉ thêm một chữ cái vào như Mofito, Mofite và bán công khai ngoài thị trường, thậm chí là bán trên truyền hình. Chúng tôi phải gồng gánh cho việc phát triển chất lượng, thị trường giờ lại phải chịu thêm sức ép hàng giả.”

    Ông Lê Đình Quyết (trái) trong lễ trao giải Top 100 thương hiệu Việt năm 2013.

     
    Cũng theo ông Lê Đình Quyết, “Chủ trương trung ương và địa phương cùng làm được tiến hành gần mười năm qua với bộ môn thể hình có lẽ là chưa đủ để thúc đẩy phong trào. Doanh nghiệp nên được khuyến khích tham gia vào  hệ thống này để tạo nên nền tảng bền vững cho sự phát triển của bộ môn Thể hình Việt Nam trên cả hai mặt trận kinh tế và thể chất”.
    Hiện nay có đến 20\% dân số nước ta chơi thể thao, tương đương với 18 triệu người, đây là sân chơi không hề nhỏ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Vì vậy, ngoài việc các doanh nghiệp cần phải mạnh dạn, kiên quyết hơn nữa trong thị trường sân nhà thì việc nhà nước tạo ra những chính sách khuyến khích họ tham gia sâu hơn vào các công tác chuyên môn là rất cần thiết. Nhà nước – doanh nghiệp – phong trào, sẽ là thế chân vạc cho sự phát triển của lĩnh vực thể hình nói riêng và thể dục thể thao nước nhà nói chung.
    Một lực sĩ đầy tiềm năng, nhiều lần vô địch quốc gia, thay vì đại diện cho đất nước đi thi các giải đấu quốc tế lại về địa phương kinh doanh phòng tập thể hình, một thương hiệu vừa mới khẳng định được tiếng nói của mình trong nghề thì lập tức bị hàng giả, hàng nhái công khai. Đây là hai câu chuyện có chung một trăn trở đối với bộ môn thể hình Việt Nam, là làm thế nào để lĩnh vực này phát triển hơn nữa, xứng đáng với tầm vóc của nó, nơi mà những cá nhân kiệt xuất như Lý Đức, Phạm Văn Mách… thay mặt người Việt minh chứng cho một tiềm năng chưa được khai thác tốt của ngành thể dục, thể thao nước nhà.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/the-hinh-viet-nam-doanh-nghiep-va-luc-si-gian-nan-tim-cho-dung-a75646.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan