+Aa-
    Zalo

    Thẻ tín dụng: Cách tính lãi suất và phí phạt

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Nhiều người biết rõ các lợi ích cơ bản của thẻ tín dụng trong thanh toán hàng hóa dịch vụ nhưng không phải ai cũng hiểu cách thức ngân hàng tính lãi, phí phạt ..

    (ĐSPL) - Thẻ tín dụng (Credit Card) đang rất phổ biến khi người tiêu dùng có thể lich hoạt thanh toán các giao dịch và giảm lưu thông tiền mặt trên thị trường. Nhiều người biết rõ các lợi ích cơ bản của thẻ tín dụng trong thanh toán hàng hóa dịch vụ nhưng không phải ai cũng hiểu cách thức ngân hàng tính lãi, phí phạt đối với thẻ tín dụng.

    Trên sao kê hàng tháng gửi tới chủ thẻ luôn có thông tin về số tiền thanh toán tối thiểu và ngày đến hạn thanh toán - tức ngày cuối cùng phải trả cho ngân hàng ít nhất số tiền tối thiểu.

    Thời gian ân hạn và cách tính lãi

    Nếu như bạn quẹt thẻ tín dụng để có thể mua món hàng từ của hàng, đồng nghĩa bạn đang sử dụng trước số tiền của ngân hàng để thanh toán chi phí mua sắm của mình. Thời hạn thanh toán trung bình từ 30 đến 45 ngày, và trong thời gian này bạn sẽ không phải chịu bất kỳ một mức lãi suất nào cả. Lưu ý ngày chốt sao kê giao dịch của từng ngân hàng vì nếu như cà thẻ trước ngày chốt giao dịch giá ngắn, thời hạn ưu đãi không lãi suất của bạn giảm xuống và có thể là 1 ngày nếu như bạn cà thẻ trước ngày chốt giao dịch của ngân hàng một ngày.

    Đến hạn chốt giao dịch và yêu cầu thanh toán từ ngân hàng để được miễn phí lãi suất, nếu bạn không thanh toán, số tiền này sẽ mặc định được áp dụng lãi suất của thẻ tín dụng khi ngân hàng cung cấp với bạn ban đầu. Thông thường, lãi suất giảm dần cho các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được ngân hàng áp dụng là 2,5\%/ tháng và có thể dao động theo từng sản phẩm của từng ngân hàng.

    Hiện nay hầu hết sản phẩm thẻ tín dụng của các ngân hàng đều có tính năng miễn lãi tới 45 ngày. Tuy nhiên đây là số ngày miễn lãi tối đa chứ không phải áp dụng cho tất cả các giao dịch từ thẻ. Số ngày được miễn lãi thực tế phụ thuộc vào thời điểm khách hàng thực hiện từng giao dịch, loại giao dịch và ngày sao kê của sản phẩm thẻ đó.

    Hiện nay hầu hết sản phẩm thẻ tín dụng của các ngân hàng đều có tính năng miễn lãi tới 45 ngày.

    Chẳng hạn, khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế BIDV Visa Flexi có ngày sao kê vào 15 hàng tháng. Ngày 16/3/2015 khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ. Giao dịch này sẽ lên sao kê vào 15/4/2015. Như vậy tính riêng chu kỳ sao kê này, khách hàng đã có 30 ngày không phải thanh thoán và không chịu lãi. Sau khi chốt sao kê, khách hàng còn 15 ngày để trả nợ. Đến cuối ngày thứ 15, khách hàng thanh toán cho ngân hàng toàn bộ số tiền theo thông báo trên sao kê và không phải trả đồng lãi nào cả. Trong tình huống này, khách hàng đã tận dụng được tối đa 45 ngày miễn lãi.

    Đối với các tình huống cần tiền mặt, khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để ứng rút tại các ATM/POS mang biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế. Tuy nhiên giao dịch tiền mặt có tính rủi ro cao và các ngân hàng không khuyến khích khách hàng dùng thẻ tín dụng cho nhu cầu tiền mặt nên thường áp dụng chính sách phí rút tiền khá cao. Các giao dịch ứng tiền mặt cũng sẽ bị tính lãi ngay kể từ thời điểm thực hiện giao dịch.

    Như vậy với mỗi chiếc thẻ tín dụng được phát hành, khách hàng thường được miễn lãi tối đa 45 ngày với điều kiện chậm nhất vào ngày đến hạn thanh toán, khách hàng trả hết toàn bộ dư nợ đã chi tiêu theo thông báo sao kê. Ngược lại dù chỉ thanh toán thiếu một đồng, khách hàng cũng được hiểu đã vi phạm cam kết và ngân hàng thực hiện tính lãi từ thời điểm khách hàng được giải ngân và lãi được tính cho tất cả các giao dịch kể từ thời điểm thực hiện giao dịch đó.

    Phí phạt chậm thanh toán là khoản phí khách hàng thẻ tín dụng phải chịu nếu không thanh toán đủ và đúng hạn số tiền thanh toán tối thiểu.

    Phí rút tiền 80.000 đồng/lần

    Theo ông Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính, khách hàng khi đã sử dụng thẻ tín dụng phải nhớ: Trên lý thuyết, khách hàng được miễn lãi suất tối đa 45 ngày. Nhưng nếu khách hàng không thanh toán hết 100\% số tiền đã dùng đúng hạn thì mức lãi suất được tính rất cao và thường trên 20\%/năm. Tuy nhiên, lãi suất này không phải được tính từ ngày trả chậm mà từ ngày khách hàng cà thẻ thanh toán. “Một khoản khác mà khách hàng ít biết là phí phạt chậm thanh toán. Cũng như việc rút tiền mặt, ngoài lãi suất cao khách hàng còn phải mất phí rút tiền. Phí rút tiền từ thẻ tín dụng rất cao, thường là 80.000 đồng/lần rút tiền, tùy NH ” - ông Minh nói.

    Một chuyên gia tài chính cho hay lãi suất chậm thanh toán với thẻ Visa thấp nhất 16\%-30\%/năm.

    Theo ông Minh, NH đã có khoản phí thường niên thẻ tín dụng… . theo nghiên cứu có tới 90\% khách hàng tiếp tục sử dụng thẻ sang năm thứ hai. Phí thường niên với loại thẻ này từ vài trăm ngàn đồng đến 1 triệu đồng/năm. Nếu chỉ với 1 triệu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhân với trung bình 500.000 đồng phí thường niên/người, NH sẽ thu về 500 tỉ đồng/năm. Số tiền này NH sẽ làm các nghiệp vụ của mình để sao cho tăng thêm lợi nhuận. Bởi vậy NH đã cho khách hàng được sử dụng tiền với lãi suất bằng 0\% trong 45 ngày.

    Hầu hết các chuyên gia cho rằng việc tính phí rút tiền, lãi suất cao với thẻ tín dụng là đúng mục đích của thẻ Visa nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt

    Phí phạt chậm thanh toán thẻ tín dụng

    Phí phạt chậm thanh toán là khoản phí khách hàng thẻ tín dụng phải chịu nếu không thanh toán đủ và đúng hạn số tiền thanh toán tối thiểu. Trên sao kê hàng tháng gửi khách hàng luôn có thông tin về số tiền thanh toán tối thiểu và ngày đến hạn thanh toán. Ngày đến hạn là ngày cuối cùng khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng ít nhất số tiền tối thiểu.

    Nếu vi phạm điều đó, khách hàng phải chấp nhận bị phạt một khoản phí tương ứng bằng tỷ lệ phần trăm phạt tính trên số tiền tối thiểu chưa thanh toán đúng thời hạn. Theo chính sách sản phẩm, BIDV tính phí phạt cho mỗi lần khách hàng vi phạm cam kết là 3\% nhân số tiền tối thiểu chưa thanh toán đúng hạn.

    Để không bị lãi và phí phạt chậm thanh toán

    Trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm tính lãi của sản phẩm thẻ và cách thức tính lãi của ngân hàng, khách hàng có thể chủ động lựa chọn thời điểm thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ sát với ngày sao kê của kỳ liền trước đó để tận dụng tối đa thời gian ân hạn và đặc biệt không sử dụng thẻ tín dụng cho mục đích tiền mặt.

    Dùng thẻ tín dụng nếu không kiểm soát tốt khả năng tài chính của mình sẽ rất dễ rơi vào tình trạng lạm chi thậm chí nợ nần. Do đó để trở thành người tiêu dùng thông minh, chủ thẻ nên cân đối ngân sách chi tiêu hợp lý và luôn ghi nhớ ngày đến hạn để thanh toán đầy đủ và kịp thời.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    [mecloud]HgcHEp9tvt[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/the-tin-dung-cach-tinh-lai-suat-va-phi-phat-a95794.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.