+Aa-
    Zalo

    Thi hành án kém hiệu quả: Giá trị phán quyết của tòa ở đâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Đại diện một DN thẳng thắn chia sẻ: “Lúc đầu tôi nghĩ là có bản án của tòa là có thể đòi tiền được rồi. Thế mà vẫn gặp khó khăn khi thi hành án. Vậy thì bản án của tòa án có giá trị gì nữa?”

    (ĐSPL) – Gần 200.000 vụ việc, vụ án dân sự của doanh nghiệp còn đang tồn đọng do vướng mắc tại khâu thi hành án dân sự. 
    Thi hành án dân sự và nỗi ám ảnh của doanh nghiệp
    Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp (hợp đồng; rủi ro, tranh chấp phát sinh trong kinh doanh), đồng thời đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
    Tuy nhiên, khi nhắc đến vấn đề này nhiều doanh nghiệp tỏ ra “ngán ngẩm”: “Ôi, thi hành án à? Thi hành án thì chán lắm”, một doanh nghiệp khi trả lời khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI cho biết.
    Ông Bùi Trường Sơn – Công ty Phục Hưng Holdings thẳng thắn chia sẻ: “Lúc đầu tôi nghĩ là có bản án của tòa là có thể đòi tiền được rồi. Thế mà vẫn gặp khó khăn khi thi hành án. Vậy thì bản án của tòa án có giá trị gì nữa?” 
    Rõ ràng, khâu cuối cùng của hoạt động tố tụng này đang gây ra rất nhiều rắc rối và vướng mắc cho các doanh nghiệp.
    Hiện nay, tại Việt Nam thời gian để thực hiện tất cả các thủ tục thi hành án kéo dài trong 150 ngày, chi phí chính thức 3\% (phí phải nộp cho Nhà nước, chưa kể phí luật sư và chi phí không chính thức), thủ tục liên quan lên đến con số 12.
    Doanh nghiệp Việt: “Thi hành án thì chán lắm!”
    Doanh nghiệp mong rằng hệ thống tòa án, thi hành án sẽ bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản trong các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh.
    Theo Báo cáo của Tổng cục Thi hành án, TP. Hồ Chí Minh – môi trường kinh doanh hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, các doanh nghiệp thực hiện mọi thủ tục liên quan trong thời gian trung bình là 148 ngày, tỷ lệ thành công chỉ đạt 28\%.
    Tại Hà Nội, thời gian tiến hành được rút ngắn trong 112 ngày, tỷ lệ thành công của doanh nghiệp cao hơn, đạt 36\%. Tuy nhiên, số liệu của các tỉnh lân cận, lại có sự khác biệt rõ nét. Nam Định với thời gian trung bình 81 ngày, đạt 71\% vụ việc thành công; Hưng Yên 142 ngày, thành công 73\%.
    Đây cũng là con số đáng để các doanh nghiệp suy ngẫm, cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư vì theo đó là câu chuyện chính sách, năng lực thực thi pháp luật của cơ quan tố tụng địa phương.
    "Với những hạn chế về hiệu quả, thời gian, lợi nhuận thì “cực chẳng đã", các doanh nghiệp mới lựa chọn con đường khởi kiện để đòi lại quyền lợi. Việc thi hành án kém hiệu quả khiến doanh nghiệp mất niềm tin” – Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ trong buổi hội thảo tại VCCI.
    Bên cạnh đó, những vướng mắc khác liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm, trả lãi hồ sơ, hoạt động thẩm định giá và đấu giá tài sản; thi hành phán quyết trọng tài… cũng làm nên “nút thắt” khiến bài toán thi hành án thành một “mớ bòng bong” đối với các doanh nghiệp.
    Kinh nghiệm mà một doanh nghiệp tại Hà Nội rút ra từ quá trình khởi kiện, đó là chỉ nên áp dụng khởi kiện đối với công ty mà trạng thái hoạt động kinh doanh ổn định, không nên áp dụng với những công ty mà tình hình tài chính kiệt quệ, không có khả năng thanh toán. Vì khi đó, thi hành án sẽ gặp phải tài sản đã thế chấp hết ngân hàng, rất khó để xác minh.
    Doanh nghiệp sẽ được gỡ rối 
    Mới đây, Dự thảo 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Bộ Tư pháp thảo luận nhằm lấy ý kiến của doanh nghiệp. 
    Dự thảo Luật dự kiến sửa đổi, bổ sung 85 điều, gồm: sửa đổi, bổ sung 74 điều, khoản; bổ sung mới 10 điều, khoản; bãi bỏ 01 điều, khoản. Bộ Tư pháp cũng cho biết, trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến về Dự án luật, các ý kiến đều nhất trí về sự cần thiết ban hành và những nội dung cơ bản của Dự án luật.
    Bộ Tư pháp khẳng định Luật Thi hành án dân sự hiện hành đã tạo được hành lang pháp lý cơ bản bảo đảm cho công tác thi hành án dân sự hiệu quả hơn và có nhiều quy định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự rõ ràng, dễ thực hiện hơn. 
    Doanh nghiệp hy vọng văn bản pháp lý trên sẽ nhanh chóng được áp dụng, giải quyết được những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, cũng như dựng lại niềm tin cho doanh nghiệp vào hệ thống pháp luật.
    Hà Linh
    Mời độc giả xem thêm Clip siêu giường 6 tỷ của đại gia Lê Ân:
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-hanh-an-kem-hieu-qua-gia-tri-phan-quyet-cua-toa-o-dau-a23280.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan