Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn


Thứ 5, 06/11/2014 | 10:59


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Các thí sinh của vòng chung khảo Hoa hậu 2014 ở phía Nam đã có một trải nghiệm đáng nhớ khi cùng nhau tham quan công trình điện gió lớn nhất Việt Nam.

(ĐSPL) - Các thí sinh của vòng chung khảo Hoa hậu 2014 ở phía Nam đã có một trải nghiệm đáng nhớ khi cùng nhau tham quan công trình điện gió lớn nhất Việt Nam và khám phá rừng ngập mặn Bạc Liêu. 

Nhà máy Điện gió tỉnh Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông) là công trình điện gió lớn nhất Việt Nam cho tới nay, được xây dựng vào năm 2010 và bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Điện gió Bạc Liêu góp phần cung cấp vào nguồn điện quốc gia khoảng 320 triệu kWh mỗi năm.

Thí sinh mang số báo danh 237 đến từ Bạc Liêu chia sẻ: “Em rất tự hào về công trình Điện gió của quê hương. Nơi đây không chỉ góp phần vào nguồn điện quốc gia, mà còn mang tới một quang cảnh đẹp cho nước nhà”.

 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn
 
 

Giữa mênh mông sông nước, những cây quạt gió sừng sững và cây cầu thẳng tắp của Điện gió Bạc Liêu, sắc màu áo bà ba của 39 người đẹp lọt vào vòng chung khảo Hoa hạu Việt Nam 2014 khu vực phía Nam đã khiến không gian tĩnh lặng, hùng vĩ ấy thêm rực rỡ và dịu dàng, làm xuyến xao biết bao người được chiêm ngưỡng.

Thí sinh mang số báo danh 237 đến từ Bạc Liêu chia sẻ: “Em rất tự hào về công trình Điện gió của quê hương. Nơi đây không chỉ góp phần vào nguồn điện quốc gia, mà còn mang tới một quang cảnh đẹp cho nước nhà”.

Sau đó, các thí sinh cùng đi thăm vườn nhãn Bạc Liêu. Nhãn Bạc Liêu nổi tiếng gần trăm năm nay với gốc nhãn to, cơm dày, thơm và ngọt. Từ đó, Bạc Liêu đã phát triển thành khu du lịch Giồng Nhãn Bạc Liêu (xã Vĩnh Trạch Đông). Tại đây, du khách có thể tham quan vườn nhãn trĩu nặng quả, hái ăn tại chỗ và thưởng thức các loại đặc sản chế biến từ nhãn, đặc biệt là rượu nhãn.

 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 3).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 4).
 

Khi tới tham quan khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Bạc Liêu các thí sinh đã được ngồi ghe tham quan rừng ngập mặn và đi cầu khỉ trong bộ bà ba thướt tha đậm chất Nam Bộ.

Chiều 5/11, 39 thí sinh Vòng Chung khảo khu vực phía Nam tới thăm nhà lưu niệm của cố nghệ sĩ Cao Văn Lầu tại tỉnh Bạc Liêu, và học hát bản nhạc cổ nổi tiếng "Dạ cổ hoài lang" của ông.

Với mục đích đưa nét văn hóa dân tộc vào Vòng Chung khảo khu vực phía Nam, Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh đã sắp xếp để các thí sinh thăm khu nhà lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, cũng như học hát giai điệu nổi tiếng của bài vọng cổ trứ danh.

Với những hoạt động thú vị này, các thí sinh được tiếp xúc âm nhạc cổ truyền của dân tộc, qua đó hiểu và yêu mến hơn quê hương, cũng như nuôi dưỡng tâm hồn mình.

Đón tiếp 39 thí sinh Hoa hậu Việt Nam, ông Ngọc Ẩn – Chủ nhiệm câu lạc bộ tài tử tỉnh Bạc Liêu, đã giới thiệu qua cho các thí sinh về lịch sử và truyền thống của vọng cổ, giúp các thí sinh hiểu, nắm bắt những kiến thức cơ bản về cách hát, ngắt nhịp, luyến láy của vọng cổ.

39 thí sinh được chia thành nhiều tốp, mỗi tốp được các nghệ sĩ trẻ của đoàn cải lương Cao Văn Lầu hướng dẫn cách hát sao cho đúng nhịp, giai điệu.

Dạ cổ hoài lang là bài vọng cổ rất nổi tiếng, hầu như thí sinh từng một lần nghe qua, tuy nhiên để hát cho đúng thì không phải ai cũng làm được.

Chính vì vậy, các bạn thí sinh đã phải rất chăm chú để có thể học lời và giai điệu. Một số thí sinh tự tin được giao lĩnh xướng, một số bạn khi được đề nghị hát mẫu thử, vẫn còn e dè, sợ mình hát chưa đúng.

Nhưng, điều bất ngờ là chỉ trong khoảng thời gian ngắn một tiếng đồng hồ, với những hướng dẫn cơ bản của nghệ sĩ, các thí sinh đã trình diễn khá hoàn chỉnh 20 câu trong bài vọng cổ "Dạ cổ hoài lang".

 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 5).
 

Nhiều thí sinh từ các vùng miền khác nhau đã tỏ ra vô cùng thích thú khi lần đầu được hát vọng cổ trước mặt các nghệ sĩ đờn ca nổi tiếng. Tuy đôi chỗ còn sự gượng gạo, nhưng các thí sinh đà làm hài lòng hầu hết các nghệ sĩ, với sự tiếp thu nhanh.

Dù thời gian khá ngắn ngủi nhưng các thí sinh đã có một buổi học vô cùng ý nghĩa, hiểu hơn về đờn ca tài tử, loại hình nghệ thuật nức tiếng của đất và người Bạc Liêu, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Qua những hoạt động ý nghĩa như thế này, các thí sinh sẽ thấm đượm hơn văn hóa và tình người, tình đất Bạc Liêu, để có thể tỏa sáng hơn trên sân khấu đêm chung khảo khu vực phía Nam, được dàn dựng đậm nét văn hóa truyền thống của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cùng báo Đời sống và Pháp luật xem thêm những hình ảnh về hoạt động của các thí sinh trong ngày thứ 2 của vòng chung khảo phía Nam:

 
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 8).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 9).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 10).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 11).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 12).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 13).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 14).
 
 - Thí sinh Hoa hậu Việt Nam hóa thôn nữ nơi miệt vườn (Hình 15).
 

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-sinh-hoa-hau-viet-nam-hoa-thon-nu-noi-miet-vuon-a67809.html