+Aa-
    Zalo

    Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Những lưu ý khi ôn tập môn Toán theo dạng đề mới

    (ĐS&PL) - Bộ GD&ĐT đã công bố dạng đề thi tốt nghiệp THPT cho năm 2025 của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với đề thi môn Toán thí sinh cần lưu ý những gì?

    Theo Giáo dục & Thời đại, chỉ có môn Ngữ văn là thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

    Với đề Toán, đề thi gồm 22 câu được chia thành 3 phần. Dạng câu hỏi trong đề thi có nhiều bài toán thực tế tuy nhiên không có gì lạ so với Chương trình mới học sinh đang theo học nhưng vẫn phân loại được từng đối tượng học sinh.

    Bộ thiết kế đề thi với độ khó tăng dần, câu hỏi nâng cao để phân loại chủ yếu ở phần II và ở phần III. Với những câu này là một xâu chuỗi kiến thức đòi hỏi học sinh biết lập luận, suy đoán và tính toán nhanh mới làm được.

    Sau đây là từng phần của đề minh họa:

    Phần I. Gồm 12 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn, học sinh chỉ chọn một đáp án cho mỗi câu và được 0,25 điểm.

    Phần II. Gồm 4 câu hỏi, mỗi câu có 4 ý a), b), c) và d). Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm nói về đúng sai. Số điểm được lũy tiến theo từng ý và tối đa 1 điểm cho 1 câu hỏi.

    thi tot nghiep thpt tu nam 2025 nhung luu y khi on tap mon toan theo dang de moi1
    Những lưu ý khi ôn tập môn Toán theo dạng đề mới. Ảnh minh họa 

    Phần III. Gồm có 6 câu hỏi dưới dạng giải ra và ghi kết quả, mỗi câu được 0,5 điểm. Đây là dạng câu hỏi mà học sinh giải theo kiểu tự luận.

    Để học sinh làm tốt được thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

    Vấn đề 1. Nắm chắc kiến thức đã học: Học sinh biết hệ thống hoá (tổng kết) các kiến thức đã học qua từng bài nhằm xem kiến thức nào là quan trọng cần ghi nhớ và biết vận dụng kiến thức vào giải toán. Biết phân tích và nhận xét các bài toán để lập luận chặt chẽ và chính xác... Kiên trì và chịu khó giải bài tập của giáo viên biên soạn để củng cố kiến thức và nâng cao năng lực giải toán, từ đó làm mình ham thích, say mê học toán.

    Vấn đề 2. Thời gian học ở lớp: Khi học ở trên lớp cần tham gia hoạt động nhóm để tạo sự tự tin và hòa đồng với các bạn, các em phải lắng nghe và ghi chép bài giảng đầy đủ, nếu chỉ ngồi nghe các em sẽ nhanh quên, còn ghi chép sau này có tài liệu để tra cứu. Mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu, khi hiểu rồi các em mới làm bài tập được.

    Quá trình học cần khắc sâu các định nghĩa và các định lý vì đề thi theo hình thức trắc nghiệm thì người ra đề sẽ hỏi bất kỳ một lượng kiến thức nào trong sách giáo khoa và muốn làm được thì các em phải nắm vững lý thuyết mới làm được.

    Vấn đề 3. Thời gian học ở nhà: Do học nhiều môn nên các em cần có thời gian biểu phù hợp mới học tốt các môn. Riêng bộ môn Toán, để làm được bài tập, phải coi lời giải của giáo viên giảng dạy ở lớp rồi làm theo và có thêm một chút sáng tạo là thành công. Thường xuyên làm bài tập giúp các em nhớ công thức và tích lũy kinh nghiệm giải toán; làm nhiều dạng, khi đi thi các em sẽ nhớ. Làm bài tập từ dễ đến khó nhằm tăng tư duy suy luận và niềm đam mê mà quên đi nỗi sợ hãi.

    Vấn đề 4. Kỹ năng làm bài: Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có 3 phần. Phần I là quen thuộc với học sinh và được tương tác thường xuyên, phần II và phần III là mới nên học sinh tăng cường ôn luyện để làm quen. Để làm được cả 3 phần thì học sinh cần nắm chắc những kiến thức đã học, ghi nhớ những công thức toán học và khắc sâu phương pháp giải mỗi dạng toán. Có những câu chỉ làm một vài giây, có câu làm một vài phút, câu vận dụng cao có khi làm cả 10 đến 15 phút. Như vậy những học sinh có học lực yếu, trung bình thì làm phần câu hỏi nhận biết và thông hiểu; học sinh khá, giỏi và xuất sắc thì làm thêm phần câu hỏi vận dụng.

    Khi làm bài học sinh cần chọn câu dễ làm trước, những câu khó thì đọc đề thật kỹ rồi vạch những hướng làm ra nháp, sau đó chọn cách làm thích hợp. Nếu làm xong thì đọc lại bài để kiểm tra sai sót lần cuối.

    Vấn đề 5. Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý rất quan trọng đối với mỗi học sinh. Kinh nghiệm cho thấy nếu học sinh học tốt nhưng hay hồi hộp, lo lắng và căng thẳng thì kết quả không đạt như mong muốn. Để có tâm lý vững vàng học sinh cần lưu ý: Khi đi thi cần chuẩn bị dụng cụ đầy đủ và đến phòng thi sớm trước 15 phút để tinh thần thoải mái. Khi nhận đề thi thì đọc đề thật kỹ nhiều lần để tìm ra hướng giải cho từng câu. Nếu hồi hộp và hoang mang thì hít từng hơi thật sâu rồi thở ra từ từ hay nắm hai tay thật chặt vào nhau.

    Vấn đề 6. Đề xuất Bộ xây dựng kho ngân hàng đề: Do Bộ cung cấp dạng đề mới nên học sinh hiện tại chưa có nguồn đề để làm quen, phần đông các em đang chờ giáo viên dạy trên lớp cung cấp. Mỗi giáo viên tự biên soạn thì không phủ kín kiến thức về các dạng toán và mang tính chủ quan.

    Để có nguồn đề phong phú giúp cho học sinh tiếp cận và làm quen trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Tôi mong muốn Bộ GD&ĐT xây dựng kho ngân hàng đề, trong kho ngân hàng đề gồm có: Đề kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ từ lớp 1 đến lớp 12 của tất cả các môn. Từ kho ngân hàng đề sẽ giúp học sinh trên toàn quốc có cơ hội tiếp cận để bổ trợ thêm kiến thức, thông tin trên báo Lao Động.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-tot-nghiep-thpt-tu-nam-2025-nhung-luu-y-khi-on-tap-mon-toan-theo-dang-de-moi-a611884.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học

    Bộ GD&ĐT ban hành chuẩn cơ sở giáo dục đại học

    Theo Thông tư của Bộ GD&ĐT, chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao gồm 6 tiêu chuẩn và 20 tiêu chí là các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và chỉ số hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học.