+Aa-
    Zalo

    Thị trường chứng khoán phái sinh cần một hành lang pháp lý đủ mạnh

    (ĐS&PL) - Sáng ngày 24/11, tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh.

    Tham dự hội thảo các diễn giả, chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra nhiều bài viết, nội dung liên quan đến thị trường CKPS như kỳ vọng và thực trạng hiện nay của thị trường này. Sự cần thiết trong việc xây dựng hoàn thiện pháp luật về giao dịch CKPS. Hay như phạm vi điều chỉnh pháp luật đối với CKPS dưới góc nhìn giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời nêu ra vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường CKPS…

    Nổi bật trong hội thảo là hai bài viết, nghiên cứu của ThS. Hồ Bá Tình - Chuyên gia kinh tế, trưởng phòng nội dung Cafeland.vn và TS. Nguyễn Thị Thanh Tú - Phó Trưởng bộ môn Luật Tài chính Ngân hàng Trường Đại học Luật Hà Nội về tác động của pháp luật tới sự tham gia của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. Với vai trò là Chuyên gia Cao cấp về thuế và Quản trị doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Phụng cũng đưa ra những đánh giá về thuế đối với chứng khoán, thực trạng và khả năng áp dụng đối với CKPS. Đồng thời nhấn mạnh việc cần phải có một hành lang pháp lý “mạnh hơn” nữa cho thị trường CKPS trong thời gian tới. 

    Hiện nay, khái niệm về thị trường CKPS có sự thống nhất chung giữa các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về vấn đề liên quan đến CKPS còn khá ít, thường không quy định trong Luật chứng khoán mà chỉ nằm rải rác ở các Nghị định, Thông tư… Một số quy định còn thiếu sót cần được sửa đổi bổ sung phù hợp nhưng việc phát triển thị trường CKPS tại Việt Nam đã có những bước tiến nổi bật.

    Việc hoàn thiện khung pháp lý về  thị trường CKPS ở Việt Nam là tất yếu, xây dựng các chính sách hoàn thiện, đơn giản hoá thủ tục hành chính nhằm thu hút các nhà đầu tư đáp ứng xu thế hội nhập và thông lệ Quốc tế góp phần vào việc phát triển thị trường CKPS Việt Nam đồng bộ, thống nhất tổng thể để phát triển thị trường tài chính, phù hợp với quá trình hội nhập Quốc tế.

    Trong hội thảo còn ghi nhận ý kiến về hợp đồng kỳ hạn, tính thanh khoản và khả năng phòng ngừa rủi ro kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. PGS.TS. Viên Thế Giang - Trường đại học ngân hàng TP. HCM cho biết, trong kinh doanh bất động sản, việc phát triển công cụ hợp đồng kỳ hạn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về giá cho người mua bất động sản. Đối với doanh nghiệp bất động sản, yêu cầu bắt buộc giao dịch bất động sản dự án qua sàn giao dịch bất động sản sẽ tạo lập cơ sở để xác định giá trị tài sản sở của hợp đồng kỳ hạn bất động sản.

    Lý giải điều này, PGS.TS. Viên Thế Giang cho rằng, trên thị trường bất động sản, các bên tham gia giao dịch cũng phải đối mặt với muôn vàn các rủi ro từ rủi ro pháp lý đến rủi ro thị trường. Chủ đầu tư phải đối mặt với các chi phí phát sinh, chi phí bôi trơn... Người mua bất động sản, do giới hạn về nguồn tài chính để tạo lập bất động sản, sẽ phải phát sinh thêm chi phí vay vốn từ các ngân hàng thương mại.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-can-mot-hanh-lang-phap-ly-du-manh-a601066.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.