+Aa-
    Zalo

    "Thiên nga đen" Covid-19 đã tạo ra kháng thể cho thị trường BĐS

    ĐS&PL Theo các chuyên gia, dưới sự tác động của dịch Covid-19, những “kháng thể” tốt đã được sinh ra tạo động lực cho đà hồi phục của thị trường về sau.

    “Thiên nga đen” Covid-19 tác động mạnh đến thị trường BĐS Việt Nam. Mặc dù vậy, thị trường vẫn ghi nhận mức độ quan tâm tăng và BĐS vẫn là kênh đầu tư được ưa thích.

    Sau mỗi đợt dịch Covid-19, mức độ quan tâm đối với BĐS lại lập tức tăng trở lại. Theo số liệu của Batdongsan.com.vn, sau Covid-19 đợt 1, mức độ quan tâm tới BĐS tăng 306%, sau Covid-19 lần 2 tăng 62%, sau Covid-19 lần 3 mức tăng là 376% và lần thứ 4 đợt dịch Covid-19 là 105%.

    Tại hai thị trường BĐS lớn là Hà Nội và TP.HCM, mức độ phục hồi lần lượt là 100% và 90% so với tháng 5/2021 - thời điểm trước đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Nhiều khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh vẫn ghi nhận mức độ quan tâm BĐS tăng trưởng đều, đặc biệt đất nền vùng ven, căn hộ giá mềm và BĐS khu công nghiệp.

    Nhìn lại bức tranh thị trường BĐS năm 2021, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn đưa ra nhận định tại Hội nghị bất động sản Việt Nam – VRES 2021: “Dòng tiền vào thị trường dồi dào, nhu cầu phát sinh lớn chỉ trực chờ dịch được kiểm soát sẽ bật rất nhanh. Trong khi đó, nguồn cung BĐS có xu hướng giảm đã ảnh hưởng lớn đến giá BĐS - xu hướng tăng ở tất cả các loại hình”.

    “Covid-19 đã tạo ra “kháng thể” cho thị trường BĐS sau mỗi đợt dịch. “Kháng thể” được sinh ra chính là tâm lý. Giai đoạn này gần như là giai đoạn “thử lửa” tâm lý nhân viên, tức là biến cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, quan trọng là cách chúng ta phản ứng vấn đề ra sao”, ông Quốc Anh chia sẻ.

    Theo ông Quốc Anh, có ba loại vắc-xin rất quan trọng đối với doanh nghiệp BĐS: Vắc-xin thứ nhất là tâm lý của doanh nghiệp trước mọi biến cố; vắc-xin thứ hai là sự linh hoạt của doanh nghiệp, cách thức phản ứng với tình hình dịch bệnh; vắc-xin thứ ba là ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số tạo ra sự cạnh tranh.

    thien nga den covid 19 da tao ra khang the cho thi truong bds
    Các diễn giả tham gia tọa đàm Kháng thể của thị trường BĐS.

    Tại tọa đàm, bà Thùy Dung chia sẻ, nếu đứng ở khía cạnh người mua nhà và khía cạnh nhìn từ doanh nghiệp BĐS thấy rằng có khá nhiều “kháng thể” trên thị trường BĐS được tạo ra không chỉ với doanh nghiệp BĐS nói chung mà còn với cả doanh nghiệp BĐS bán nhà.

    "Sự giãn cách của xã hội đã khiến cho thị trường 9 tháng đầu năm 2021 gần như “đóng băng”. Nhưng ngay sau khi lệnh giãn cách được nới lỏng, thị trường đã trở lại nhộn nhịp ngay lập tức.

    Rõ ràng, 9 tháng qua, dù khó khăn nhưng các doanh nghiệp BĐS đã bắt đầu tự tạo ra “kháng thể” và thích ứng linh hoạt với tình hình mới. Bản thân họ tìm thấy sự thay đổi trong nhu cầu của người mua nhà.

    Hóa ra trong cái khó, ló cái cái khôn. Khi thị trường bị ảnh hưởng nặng nề, các doanh nghiệp đã không dừng lại. Họ vẫn vận động ngầm, đưa ra nhiều sự thay đổi trong chiến thuật, ngay khi thị trường mở cửa trở lại thì họ tung hàng ra và đã được thị trường đón nhận", bà Thùy Dung nói.

    Đồng tình với các ý kiến của diễn giả, ông Cấn Văn Lực bổ sung thêm bốn “kháng thể” được tạo ra do Covid-19. Thứ nhất, về vĩ mô, Đảng và Nhà nước vào cuộc quyết liệt ban hành nhiều hỗ trợ, chính sách, đặc biệt là Nghị quyết 128 thay đổi cơ bản chiến lược phòng chống dịch, giải tỏa nền kinh tế, phục hồi tốt trong tháng 10-11.

    Thứ hai, bản thân các doanh nghiệp tự xoay sở, tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo, quan tâm nhiều hơn đến lao động, chuỗi cung ứng, vấn đề môi trường làm việc, đặc biệt chấp nhận nhân viên làm xa nhiều hơn.

    Thứ ba, các doanh nghiệp gắn kết nhiều hơn với nhau. Các hiệp hội vào cuộc, các doanh nghiệp cũng đã tham gia vào các chuỗi giá trị để cùng nhau vượt qua thách thức khó khăn, thể hiện tính tương thân, tương ái, tương hỗ rõ rệt.

    Cuối cùng, nhiều doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh doanh, tập trung nhiều vào chuyển đổi số, chú trọng sản phẩm. Hình thức mua bán hàng trực tuyến tương đối phổ biến, kể cả dịch bệnh diễn ra doanh số bán nhà diễn ra tốt.

    Đánh giá về sự phục hồi của thị trường BĐS, bà Dương Thùy Dung cho rằng, tốc độ phục hồi phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát được dịch.

    Hiện nay, thị trường du lịch nghỉ dưỡng đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Như ở thị trường nhà ở vẫn có thể áp dụng được hình thức mua bán trực tuyến. Khi thị trường mở cửa, ngay lập tức các nhà đầu tư và người bán bất động sản có thể quay trở lại làm việc nhưng thị trường du lịch nghỉ dưỡng thì cần rất nhiều thời gian để có thể phục hồi. Hiện tại thì gần như là “đóng băng” hoàn toàn trong hai năm qua.

    Thời gian tới, mong hộ chiếu vắc-xin sẽ được áp dụng dành cho các khách du lịch nước ngoài và kể cả các khách du lịch Việt Nam ở nước ngoài về. Điều này mang đến hy vọng thị trường BĐS nghỉ dưỡng và du lịch ở Việt Nam được phục hồi.

    Bà Thùy Dung nói thêm: "Nhiều nhà đầu tư nước ngoài gần 2 năm qua đã khó bước chân được vào Việt Nam. Mặc dù, họ vẫn có thể ngồi ở nhà để làm việc và tìm hiểu thị trường nhưng không thể bằng việc đến tận nơi để xem mặt bằng BĐS. Họ vẫn cần được đi tham quan các dự án, đặc biệt là các dự án BĐS khu công nghiệp. Họ cần đến tận nơi để xem xét, khảo sát tình hình thực tế.

    Tôi kỳ vọng rất lớn vào việc mở hộ chiếu vắc-xin cũng như quy định rõ ràng hơn việc liên thông đi lại giữa các tỉnh thành để hỗ trợ thị trường BDS phát triển nhanh chóng".

    Dương Nga - Hồng Nhung

    Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật số Thứ 5 (202)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thien-nga-den-covid-19-da-tao-ra-khang-the-cho-thi-truong-bds-a522826.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan