+Aa-
    Zalo

    "Thiên nga trắng" T-160 của Nga sao chép máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ?

    (ĐS&PL) - Theo chuyên gia Dario Leone, Tu-160 và B-1 "thực sự rất giống nhau", nhưng điều này không có nghĩa là nước này đã ăn cắp thành tựu của nước khác.

    Mới đây, chuyên gia Mỹ Stephen Silver đang cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của tiêm kích Tu-160 nổi tiếng hiện được sử dụng bởi Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.

    nghi an oanh tac co tu 160 sao chep b 1 1
    Tu-160 của Nga.

    Trong bài viết đăng tải trên Tạp chí National Interest, tác giả ghi nhận "một số điểm tương đồng" giữa hai máy bay ném bom siêu thanh Rockwell B-1 Lancer của Mỹ và Tupolev Tu-160 do Liên Xô chế tạo.

    Cả hai chiếc oanh tạc cơ đều được phát triển, sản xuất và đưa vào sử dụng cùng một lúc. Đồng thời theo nhà quan sát Mỹ, những máy bay này giống nhau đến mức người Mỹ thường đặt ra câu hỏi, liệu có phải các nhà thiết kế Liên Xô của Tu-160 đã sao chép từ B-1?

    Tuy nhiên, theo ghi nhận của chuyên gia hàng không Dario Leone, Tu-160 và B-1 "thực sự rất giống nhau", nhưng điều này không có nghĩa là nước này đã ăn cắp thành tựu của nước khác.

    Ông Leone nhấn mạnh, hai máy bay có những khác biệt tinh tế nhưng rất hữu hình, cho nên không cần phải bàn luận về một nghi án như vậy.

    Ông Leone cho biết, giới chức quân sự Mỹ đã quay trở lại chương trình B-1 vào đầu những năm 1980, sau khi Liên Xô tiến quân vào Afghanistan. Khi Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức, ông quyết định sử dụng B-1 như một lựa chọn trung gian giữa B-52 già cỗi và một máy bay ném bom đầy hứa hẹn.

    Về phần Tu-160 của Liên Xô, nó được phát triển trong hoàn cảnh hơi khác một chút. Đặc biệt "Thiên nga trắng" đã được đưa vào sử dụng trong lực lượng ném bom chiến lược của Liên Xô, đúng như những gì các nhà thiết kế kỳ vọng lúc ban đầu.

    Cả hai cỗ máy của Mỹ và Nga đều được thiết kế theo mục tiêu ban đầu là để nhanh chóng phóng tên lửa hạt nhân và tấn công vào các mục tiêu phòng thủ của đối phương. Do đó, các kỹ sư ở cả 2 nước đã cố gắng “đóng gói” tất cả các công nghệ mới nhất tại thời điểm đó vào các dòng máy bay mới của họ.

    nghi an oanh tac co tu 160 sao chep b 1 4
    Máy bay B-1 của Mỹ.

    Ngày 19/12/1981, Tu-160 thực hiện chuyến bay đầu tiên và tới năm 1984 thì bắt đầu được phép sản xuất tại tổ hợp hàng không Kazan.

    Năm 1985, Liên Xô quyết định cho sản xuất hàng loạt khoảng 100 chiếc Tu-160, nhưng rút cục chỉ có 30 chiếc ra đời trước khi dây chuyền sản xuất nhận lệnh đóng cửa vào năm 1992.

    Những chiếc Tu-160 đầu tiên được biên chế vào trung đoàn không quân hạng nặng 184 tại Pryluke, Ucraina vào tháng 5/1987, nhưng phải hai năm sau nó mới được giới thiệu trước công chúng.

    Trong những năm 1989-1990, Tu-160 đã lập ra 44 kỷ lục thế giới về tốc độ đối với máy bay ở hạng trọng lượng của nó.

    Những ưu thế vượt trội của Tu-160 so với chiếc B-1B Lancer cùng loại của Mỹ

    Sức mạnh của Tu-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ, có thể mang 12 quả tên lửa KH-55 Granat với tầm bắn lên tới 3.000 km, nhiều tên lửa tầm ngắn KH-15 (RKV-15) gắn hoặc không gắn đầu đạn hạt nhân có sức công phá 200 kT và bom nặng 1,5 tấn. Tổng trọng lượng tối đa của hai khoang vũ khí trên Tu-160 lên tới 45 tấn.

    Tu-160 trông giống nhưng so với chiếc B-1B Lancer cùng loại của Mỹ, nó có nhiều ưu thế vượt trội. Chẳng hạn, tốc độ cao nhất của Tu-160 là 2.220 km/giờ trong khi B-1B chỉ đạt 1.530 km/giờ.

    Tầm bay chiến đấu của Tu-160 lên tới 14.000 km (với 9 tấn vũ khí ở trên) và 10.500 km (với 40 tấn vũ khí ở trên), còn B-1B chỉ là 5.500 km.

    Hành trình bay xa nhất của Tu-160 là 17.400 km, còn của B-1B là 12.000 km. Sức đẩy động cơ Tu-160 là 100.000 mã lực, còn B-1B là 55.400 mã lực.

    Trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-160 là 275 tấn, trong khi B-1B Mỹ cân nặng khoảng 216 tấn. Phần nhiều trong tính năng của máy bay Nga thiên về sử dụng tên lửa hành trình và tấn công lãnh thổ đối phương từ độ cao lớn.

    Tuy nhiên vẫn phải thấy rằng, trần bay của Tu-160 thấp hơn nhiều so với B-1B (16 km/18 km) và Mỹ hiện giữ ưu thế về số lượng máy bay ném bom chiến lược so với Nga. Chỉ tính riêng hai loại B-1B và Tu-160, Mỹ hiện có 104 chiếc B-1B, còn Nga chỉ có 16 chiếc Tu-160 trong biên chế.

    Mộc Miên (Theo nationalinterest.org) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thien-nga-trang-t-160-cua-nga-sao-chep-may-bay-nem-bom-chien-luoc-b-1-cua-my-a514068.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan